theo giờ VN), tại Trung tâm Hội nghị quốc tế thành phố Hyderabad, hơn
4.000 nhà toán học, quan khách và đại diện nhiều phái đoàn ngoại giao
đã có mặt để tham dự phiên khai mạc toàn thể.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, ông Nguyễn Hoành Sơn –
đại diện lâm thời đại sứ quán VN tại Ấn Độ, GS Lê Tuấn Hoa, TS Phan Thị
Hà Dương cùng một số nhà toán học Việt Nam đều có mặt tham dự phiên
khai mạc.
Và nhân vật đặc biệt của sự kiện này – GS toán học Ngô
Bảo Châu – cũng đã hiện diện trong sự chào đón của nhiều nhà toán học
từ các quốc gia.
Cả hội trường đã vang lên tiếng vỗ tay rào rạt khi các giải thưởng được trao.
Giáo sư Ngô Bảo Châu với huy chương Fields – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu (phải) – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng các nhà toán học thế giới sau khi nhận giải thưởng – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
Giáo sư Ngô Bảo Châu đang trao đổi với phóng viên Thanh Hà – báo Tuổi Trẻ (mặc áo trắng) và đồng nghiệp trước giờ trao giải – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
Ngay từ khi buổi lễ khai mạc bắt đầu, nhìn vào hàng
ghế đầu của phiên khai mạc, giới toán học đã nhanh chóng khẳng định GS
Ngô Bảo Châu chắc chắn sẽ giành giải Fields.
Đúng như dự đoán, không lâu sau đó, trong bốn cái tên
được xướng lên đã có Ngô Bảo Châu. Tên GS Ngô Bảo Châu được xướng lên
thứ hai trong bốn nhà toán học được giải Fields lần này:
– Elon Lindenstrauss, nhà toán học người Israel
– Ngô Bảo Châu (Việt Nam)
– Stalislav Smiarnov, nhà toán học người Nga, hiện đang làm việc tại Zurich (Thụy Sĩ)
– Cedric Villani, nhà toán học người Pháp.
Từ Việt Nam, qua thông tin của báo mạng, hàng triệu người Việt Nam vỡ òa hạnh phúc.
Công bố giải thưởng Fields |
Ngoài giải thưởng Fields, nhà toán học Daniel A. Spielman (ĐH Yale, Hoa Kỳ) được trao giải thưởng Gauss.
Giải thưởng Chern lần đầu tiên được trao tại kỳ ICM lần này đã thuộc về nhà toán học Canada Luis Nirenberg.
Giải Nevanlinna được trao cho Daniel Spielman (Mỹ).
Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
Bổ đề Cơ bản của GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh được lý thuyết mang tính cách mạng của nhà toán học người Mỹ Robert Langlands đưa ra năm 1979 về việc kết nối hai nhánh của toán học là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. “Như thể những người đang làm việc bên bờ xa của dòng sông, chờ đợi ai đó nối cho họ chiếc cầu để đi qua sông. Và bây giờ bỗng nhiên công sức của nhóm người bên kia sông được công nhận”, chuyên gia lý thuyết số học hàng đầu Peter Sarnak, làm việc tại Viện Nghiên cứu Cấp tiến (IAS) tại ĐH Princeton, nói với AFP. |
Trao đổi với Tuổi Trẻ trước khi bước vào hội trường, GS Ngô Bảo Châu rất bình thản.
GS Châu cho biết chỉ hồi hộp đôi chút khi nghĩ đến bài
báo cáo sẽ trình bày trước phiên đoàn thể của đại hội vì đại hội là nơi
tập trung tinh hoa của giới toán học thế giới, với sự hiện diện của các
nhà toán học uy tín đến từ các cường quốc toán học trên thế giới.
Ngay sau lời khi mạc ngắn gọn của ông Chủ tịch Liên
đoàn toán học thế giới và lời chào mừng của thống đốc bang, các giải
thưởng được công bố và trao bởi tổng thống Ân Độ – bà Pratibha Patil.
Sau khi giải thưởng được công bố, Ban tổ chức tổ chức họp báo để giới thiệu những nhà toán học được vinh danh tại ICM2010.
Giải Fields gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD (năm 2006).
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng đoạt
huy chương vàng Olympic toán học 1988 và 1989. Bảo Châu đi du học
ở Pháp năm 1989 và bảo vệ luận án tiến sỹ tại Đại học Sư phạm Paris
khi mới 25 tuổi.
Năm 2005, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam và trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất nước (33 tuổi).
Hiện mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp, giáo
sư Ngô Bảo Châu chuẩn bị làm việc tại khoa Toán của trường Đại học
Chicago, Hoa Kỳ từ ngày 1-9 tới.
Chiều tối nay, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tiệc chào đón GS Ngô Bảo Châu và các nhà toán học VN đến dự ICM 2010 tại Ấn Độ.
GS Châu là một trong 20 nhà toán học được mời trình
bày báo cáo công trình khoa học và thành tựu nghiên cứu tại đại hội.
Đồng thời ông cũng là một trong hai nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời
thuyết trình tại ICM 2010.
Đánh giá của Liên đoàn Toán học thế giới khi trao giải thưởng Fields cho giáo sư Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu nhận Giải Fields năm 2010 nhờ “chứng minh
Trong những năm 1960 và 1970 Robert Langlands đã phát Công cụ chủ yếu trong việc chứng minh một số trường Chứng minh kiệt xuất của Ngô cho những dự báo rất quan |
Giáo sư Ngô Bảo Châu trên đường vào Trung tâm Hội nghị quốc tế Hyderabad – Ảnh: Hoài Linh – Tuổi Trẻ |
GS Ngô Bảo Châu đã lập một kỳ tích và mang lại vinh
quang đặc biệt cho đất nước, góp phần làm rạng danh nước Việt. Trong
suốt 74 năm qua, châu Á mới có một quốc gia duy nhất có công dân được
nhận giải này là Nhật Bản (vào các năm 1954, 1970 và 1990).
52 nhà toán học từng đoạt giải Fields
Giải thưởng Fields do nhà toán học Canada 2010: Elon Lindenstrauss (Israel), Ngô Bảo Châu (Việt Nam), Stalislav Smiarnov, (Thụy Sĩ) và Cedric Villani (Pháp) 2006: Terence Tao (Úc/Mỹ), Grigori Perelman (Nga), Andrei Okounkov (Nga/Mỹ), Wendelin Werner (Pháp) 2002: Laurent Lafforgue (Pháp), Vladimir Voevodsky (Nga/Mỹ) 1998: Richard Ewen Borcherds (Anh), William Timothy Gowers (Anh), Maxim Kontsevich (Nga), Curtis T. McMullen (Mỹ) 1994: Efim Isakovich Zelmanov (Nga), Pierre-Louis Lions (Pháp), Jean Bourgain (Bỉ), Jean-Christophe Yoccoz (Pháp) 1990: Vladimir Drinfeld (Liên Xô), Vaughan Frederick Randal Jones (New Zealand), Shigefumi Mori (Nhật Bản), Edward Witten (Mỹ) 1986: Simon Donaldson (Anh), Gerd Faltings (Tây Đức), Michael Freedman (Mỹ) 1982: Alain Connes (Pháp), William Thurston (Mỹ), Shing Tung Yau (Trung Quốc/Mỹ) 1978: Pierre Deligne (Bỉ), Charles Fefferman (Mỹ), Grigory Margulis (Liên Xô), Daniel Quillen (Mỹ) 1974: Enrico Bombieri (Ý), David Mumford (Mỹ) 1970: Alan Baker (Anh), Heisuke Hironaka (Nhật), Sergei Petrovich Novikov (Liên Xô), John Griggs Thompson (Anh) 1966: Michael Atiyah (Anh), Paul Joseph Cohen (Mỹ), Alexander Grothendieck (Pháp), Stephen Smale (Mỹ) 1962: Lars Hörmander (Thụy Điển), John Milnor (Mỹ) 1958: Klaus Roth (Anh), Rene Thom (Pháp) 1954: Kunihiko Kodaira (Nhật Bản), Jean-Pierre Serre (Pháp) 1950: Laurent Schwartz (Pháp), Atle Selberg (Na Uy) 1936: Lars Ahlfors (Phần Lan), Jesse Douglas (Mỹ) Nguồn: wikipedia |
TTO, với tường thuật của THANH HÀ từ Ấn Độ