NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT TRUNGTHU

 Xưa thật là xưa, quả đất có 10 mặt trời quay quanh và mỗi một mặt trời con chiếu sáng quả đật một ngày. Nhưng một ngày nọ cả 10 mặt trời xuất hiện cùng một lúc, thiêu đốt quả đất với sức nóng của mình. Ngọc Hòang bèn ra lệnh cho tướng Hậu Duệ mạnh mẽ đi cứu quả đất thóat khỏi hạn hán. Hậu Duệ bắn rới chín mặt trời, chỉ dể lại một mặt trời để chiếu sáng và Hậu Duệ được Vương Mẫu ban tặng một viên thuốc trường sin bất tử. Tuy nhiên người vợ xinh dẹp của chàng đã lỡ uống viên thuốc này nàng thấy mình lơ lững bay vào mặt trăng. Hậu Duệ quá yêu người vợ tuyệt trần, chàng đã không đành bắn rơi mặt trăng. Nàng trở thành nữ thần Mặt trăng được biết với tên Hằng Nga.

Một truyền thuyết khác

Vào một đêm trăng rằm tháng 8, ánh trăng trong sáng, dịu dàng ngập tràn mặt đất. Đường Minh Hòang, vị Vua thứ 6 đời nhà Đưởng rảo bước dạo chơi trong vườn, vừa xem hoa, vừa ngắm trăng. Với cảnh đẹp như thế, nhà Vua ước muốn một lần được lên cung trăng. Bỗng có một vị tiên nhân râu tóc bạc phơ đến gặp vua và bắt cầu vòng đưa Vua lên đến cung Hằng. Phong cảnh nơi đây đẹp rực rỡ, uy nghi và vui tươi. Về tới trần thế, Nhà vua ra lệnh cho thần dân tổ chức những cuộc vui tương tự với hoa, trái cây, bánh, lồng đèn, múa lân, múa rồng,… tạo nên cảnh vui chơi nhộn nhịp. Trung thu ra đời như vậy và được lưu truyền từ triều đại này sang triềi đại khác

Trung thu ở nước ta

 Ở nước ta, tết Trung thu xoay quanh truyền thuyết về chị Hằng, chú Cuội, Cá hóa Rồng,…

Cá hóa Rồng là câu chuyện kể về một con cá chép làm việc rất chăm chỉ và cần mẫn, cối cùng hóa rồng và bay lên trời.

Trên mặt trăng, hình ảnh chị Hằng sống trong cung điện Ngọc Bích, trên tay bồng Thỏ Ngọc. Còn ngồi dưới gốc cây đa là chú Cuội. Khi đốn cây trong rừng Cuội tìm được một lọai cây có khả năng chữa bách bệnh, Cuội đem về nhà trồng để cứu người. Vì là cây thần nên không được tưới bằng nước bẫn, tuy nhiên sau khi vợ Cuội mất trí nhớ do bị bọn cướp giết hại, vợ Cuội đã vô ý vi phạm, cây thần từ từ bay lên trời . Vừa lúc đó thì Cuội đi rừng kiếm củi về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Vì vậy, ngày nay khi ta nhìn lên mặt trăng vào những ngày trăng tròn, chú ta có thể thấy hình ảnh chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa.

 

Ý nghĩa của tết trung thu

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuội đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đòan tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của xum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết Đòan viên.

Trong ngày vui này, Theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quay quần bên nhau. Cha mẹ bày cỗ cho các con mừng trung thu, mua và làm lồng đèn thắp bằng nến trong nhà để các con rước đèn. Cỗ mừng tết trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa.

Đây là dịp thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, họ hàng. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng,…

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống trà, ăn bánh, ngắm trăng. Ban ngày cúng tổ tiên, tối bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rưới đèn, múa lân, trông trăng, phá cỗ,… thật vui.

Các em thân mến! Tết trung thu trước kia là tết của người lớn, dần dần trở thành tết của trẻ em. Đây cũng là dịp mà Đảng và nhà nước, các tổ chức đòan thể thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, những chủ nhân tương lại của đất nước. Nhiều nơi địa phương tổ chức tết trung thu cho các em với nhiều hình thức: tổ chức văn nghệ, rước đèn, tặng quà cho các em,…. Cũng như trong đêm hội trăng rằm hôn nay, chúng ta tổ chức với sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, chính quyền địa phương, các banh ngành đòan thể, hội CMHS đã quan tâm, tạo điều kiện cho cho chúng ta họp mặt hôm nay. Chúng ta cùng cho tràng pháo tay để để tỏ lòng biết ơn các cô chú………

Nói đến trung thu của các em, chúng ta lại tưởng nhớ đến Bá Hồ, vị cha già kính yêu của đất nước. Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn dành tỉnh cảm và sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em- những chủ nhân của đất nưới:

Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh,

Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.

Dù ở núi rừng Việt Bắc lãnh đạo kháng chiến, nhưng trung thu nào Bác vẫn luôn nhớ tới các cháu thiếu nhi:

 

Trung thu trăng sáng như gường

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác có mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ thương

(Thư trung thu – 1941)

Tình cảm triều mến đó cũng là niềm mong mỏi của Bác đối với lớp mầm non tương lai của đất nước:

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

(Thư trung thu năm 1952)

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng