ĐỀ PHÒNG SỰ XÂM HẠI TỪ NGƯỜI LẠ

Nói với các em Thanh thiếu rằng. Các em đang được nhà trường bảo vệ, gia đình, đoàn thể huấn luyện và dạy dỗ để trở thành một công dân lương thiện, biết quan tâm, giúp đỡ người khác

ĐỀ PHÒNG SỰ XÂM HẠI TỪ NGƯỜI LẠ

Nói với các em Thanh thiếu rằng. Các em đang được nhà trường bảo vệ, gia đình, đoàn thể huấn luyện và dạy dỗ để trở thành một công dân lương thiện, biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Nhưng sự quan tâm và lương thiện giúp đợ người khác không có nghĩa là các em Thanh thiếu nhi tự đăt mình vào tình huống hẻm nghèo, mà hoàn toàn trái lại, cha mẹ và thầy cô muốn các em được giáo dục và sẵn sàng làm điều tốt, nhưng các em phải có đầy đủ tự tin và bản lĩnh để tránh xa các hiểm họa có thể xảy ra.

Các em Thanh thiếu nhi sẵn sàng làm mọi việc để cho người khác vui lòng, nhưng chỉ sau khi đã được phép của cha mẹ hay thầy cô (họ cần phải biết em làm việc gì? Làm ở đâu? Làm với ai). Vì vậy, một em thông minh nên biết rằng, có những trường hợp đặc biệt phải ứng phó một cách đặc biệt, cho dù một vài điều có vẻ bất lịch sự, rắc rối và mâu thuẫn với cách ứng xử thông thường mà các em đã biết hay đã được dạy. Vì đây là cách áp dụng cho những trường hợp bất thường.

Những trường hợp điển hình.

  • Một người đứng bên lề đường, cạnh một chiếc xe để hỏi đường, em sẵn sàng chỉ đường chứ không bao giờ lên xe. Em không bao giờ lên xe hoặc đi đâu với bất kỳ người nào nếu không được sự chấp nhận của cha mẹ. Em cũng không cần đến gần xe để nói chuyện với người trong xe.
  • Một em Thanh thiếu nhi có thể đồng ý giúp một ai đó mang hàng về nhà, nhưng không bao giờ vào nhà khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ.
  • Nếu em đang chơi ở nơi công cộng mà bị thất lạc với cha mẹ (hay người giám hộ), đừng đi lang thang để tìm kiếm, mà hãy đến tìm gặp cảnh sát, nhân viên bảo vệ, phòng điều hành, báo với họ là em bị thất lạc với cha mẹ và cần sự giúp đỡ.
  • Một người lớn nào đó – mà không phải người thân trong gia đình – cần sự giúp đỡ (chẳng hạn tìm địa chỉ hay kiếm một con thú cưng bị thất lạc) thì em Thanh thiếu nhi không được đi theo vì những chuyện này họ chẳng nhờ đến trẻ em mà sẽ ngờ đến người lớn.

Đề xuất nhưng hành động cho mỗi tình huống

  1. Nếu em đang ở nhà một mình, chuông điện thoại reo, một giọng nói của ai đó hỏi: Cha mẹ em có ở nhà không? Em sẽ trả lời như thế nào?
  2. Bảo với người gọi là cha mẹ em đang bận, không thể đến nghe điện thoại.
  3. Ghi nhận những thông tin và số điện thoại của người gọi
  4. Không bao giờ nói với người gọi là em đang ở nhà một mình.
  5. Nếu em thấy có những anh lớn tuổi lảnh vảng quanh trường tì cách trai những viên thuốc cho những học sinh nhỏ tuổi. Em sẽ làm gì?
  6. Báo cho thầy giáo.
  7. Báo cho cha mẹ cùng với thầy giáo.
  8. Tránh xa kẻ đó cùng những viên thuốc của hắn.
  9. Nếu em đang ở nhà một mình (hoặc với anh chị em), bỗng có một ai đó gõ cửa và báo cần kiểm tra đồng hồ điện. Người này không bận đồng phục thợ điện. Em sẽ làm gì? (Cho dù người này có bận đồng phục, em cũng xử sự như vậy.)
  10. Đóng chặt cửa ra vào và khóa lại.
  11. Không mở của cho bất cứ người nào nếu không có sự đồng ý của cha mẹ.
  12. Bảo người đó chốc nữa hãy quay lại khi cha mẹ của em rãnh tay, đừng để kẻ đó biết cha mẹ em không ở nhà.
  13. Gọi điện cho hàng xóm để xin sự giúp đỡ.
  14. Nếu có ai đó đến bảo em rằng, cha mẹ em bị tai nạn, em cần phải đi theo họ. Em sẽ làm gì?
  15. Nếu đang ở trường thì đến nhờ thầy giáo giúp đỡ để xác minh nguồn tin.
  16. Nếu đang ở nhà hoặc đang ở nơi nào đó, gọi số điện thoại khẩn cấp – số
Chia sẻ bài viết lên:
Đóng