Ngày lễ Halloween nhằm ngày 31 tháng 10 dương lịch. Ngày lễ này thực ra phải được coi như ngày Hội Halloween hay ngày Tết Halloween bởi vì nó vui vẻ và nhộn nhịp vô cùng, nhất là đối với trẻ em. Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30 tháng 10, được gọi là “đêm ma-quỉ” (devil’s night):insane:. Thường thường các thanh thiếu niên hay phá phách trong đêm này bởi thế cho nên lực lượng cảnh sát đã phải tăng cường mạnh để giữ trật tự, an ninh trong “đêm ma-quỉ.” Các bậc phụ-huynh cũng được nhắc nhở coi chừng con em trong đêm kinh hoàng này.
Sắp tới ngày lễ hội Halloween rồi , dù là ăn theo Tây phương nhưng cũng là ngày hội cho các bạn trẻ chúng ta vui đùa với những hình hài hóa trang kỳ dị
Ngày lễ Halloween nhằm ngày 31 tháng 10 dương lịch. Ngày lễ này thực ra phải được coi như ngày Hội Halloween hay ngày Tết Halloween bởi vì nó vui vẻ và nhộn nhịp vô cùng, nhất là đối với trẻ em. Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30 tháng 10, được gọi là “đêm ma-quỉ” (devil’s night). Thường thường các thanh thiếu niên hay phá phách trong đêm này bởi thế cho nên lực lượng cảnh sát đã phải tăng cường mạnh để giữ trật tự, an ninh trong “đêm ma-quỉ.” Các bậc phụ-huynh cũng được nhắc nhở coi chừng con em trong đêm kinh hoàng này.
Hằng năm cứ đến đầu tháng mười, các học-sinh, nhất là những học-sinh mẫu-giáo và tiểu học đã nôn nao chuẩn bị mừng Tết Halloween. Trẻ em đều thích mua hay đi hái bí ngô tươi (pumpkin) để đem về đẽo làm lồng-đèn “Jack-o’-Lantern.” Chúng còn thích sắm trang phục đặc biệt để mặc và mua mặt nạ đeo để hóa trang thành quỉ hay con thú vào tối ngày Tết Halloween trong lúc đi đến từng nhà xin kẹo bánh, gọi là đi “trick-or-treating.”
Chính vì để hòa vào nếp sống nơi định cư với ý nghĩa “nhập-gia tùy-tục,” chúng ta hãy cũng nhau tìm hiểu thêm về ngày “Tết Halloween” này.
Nguồn Gốc Tết Halloween
Tết Halloween bắt nguồn từ ngày lễ “The Celtic Festival of Samhain”của dân tộc Celts. Dân tộc Celts sống cách đây khoảng hai ngàn năm ở phần đất bây giờ gọi là nước Anh (Great Britain), Ai-Nhĩ-Lan (Ireland), và phía bắc nước Pháp (France). Tết của dân tộc Celts nhằm ngày 1 tháng 11 dương lịch. Buổi lễ “The Celtic Festival of Samhain”được tổ chức vào tối đêm trừ tịch, đêm trước của năm mới, tức là 31 tháng 10 dương lịch để tưởng nhớ và vinh danh Thánh Samhain, vị chúa tể cai quản những linh hồn người chết. Người Celts tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh hồn người chết trở về dương thế thăm gia đình và ăn tết vào đêm trừ tịch trong ngày tết của họ.
Vào năm 43 dương lịch, dân tộc Celts bị người La-Mã chinh phục và cai trị lãnh thổ của họ mà ngày nay gọi là nước Anh (Great Britain) trong khoảng 400 năm. Trong thời kỳ này, hai ngày Hội-Mùa-Thu của người La-Mã được tổng hợp với ngày hội kỷ niệm Thánh Samhain của dân tộc Celts. Một trong hai ngày Hội-Mùa-Thu này có tên là Feralia được tổ chức vào cuối tháng 10 dương-lịch để vinh danh người chết. Ngày hội thứ hai dùng để vinh danh Thần Pomona, tức là Nữ-Thần Hoa-Quả và Cây-Cối.
Tục-lệ đoán vận mệnh tương lai được sử dụng trong trò chơi thi nhau cắn quả táo treo ở đầu một sợi dây hay thi nhau cắn quả táo được thả trong chậu nước vào ngày lễ Halloween có thể do tục lệ của hai ngày Hội-Mùa-Thu này mà ra.
Tên Tết Halloween lấy từ tên của ngày lễ “All Saints” Day” bởi vì ngày 31 tháng 10 được gọi là “All hallows” Eve.”
Trong ngày Tết Halloween hiện nay, mỗi nhà thường trang trí cây đèn lồng làm bằng quả bí ngô pumpkin. Người ta mua những quả pumpkin về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ ngoài thành hình một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt nến (đèn cầy) bên trong, ánh-sáng có thể tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí pumpkin trong ngày Tết Halloween được gọi là Jack-o”-Lantern. Có nhiều người mua cây đèn Jack-o”-Lantern làm bằng nhựa màu vàng da cam có bán sẵn ở các cửa tiệm.
Ngày xưa ở Anh và Ai-Nhĩ-Lan, người ta dùng củ cải đỏ, khoai tây và củ cải tây để làm lồng-đèn trong ngày Tết Halloween. Sau khi phong-tục này được du-nhập vào Bắc-Mỹ, những quả bí-ngô pumpkin mới bắt đầu được sử-dụng làm lồng đèn như hiện nay.