Rắn độc thường để lại 2 vết răn nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau và sưng lên, nọc càng ngấm càng sưng và đau nhiều, chỗ 2 vết nanh bầm tím
ỨNG PHÓ VỚI ……..RẮN CẮN
HUỲNH TOÀN Kinh nghiệm & thực tiễn
Trưởng khoa Kỹ năng Trường Đoàn Lý Tự Trọng
Tổng trưởng Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu
ỨNG PHÓ VỚI ……..RẮN CẮN
Rắn độc
Rắn độc thường để lại 2 vết răn nanh sâu, ít chảy máu nhưng rất đau và sưng lên, nọc càng ngấm càng sưng và đau nhiều, chỗ 2 vết nanh bầm tím
Rắn không độc
Vết rắn của rắn không sẽ để lại dấu của hai hà răng, không thấy có vết răng nanh, vết cắn chảy máu
Khi bị rắn độc cắn, hãy bình tĩnh, càng ít cử động chỗ rắn cắn càng tốt, nếu bị cắn ở chân thì không nên đi lại, ngay cả một bước (nếu đều đó có thể)
Áp dụng năm giai đoạn “phương pháp cấp cứu người bị rắn cắn” của trại rắn “Đồng Tâm” như sau:
Đặt garrot cách phía trên vết cắn từ 3-5cm. Để khoảng một giờ thì tháo ra khoảng một phút.
Tẩy nọc tại chỗ bằng nước (nước xà phòng, nước có chất chua, chất chát…)
Rạch rộng hai đường tại vết cắn
Hút máu độc ra ngoài bằng cách nặn tay, dùng ống giác hơi, ống giác cao su, ống tiêm 10cc hoặc dùng miệng.
Đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Chú ý: Nếu vết cắn đã trên nửa giờ thì không cần phải hút, vì không lợi ích gì, đôi khi còn hại thêm
Đề phòng bị rắn cắn
Thông thường thì rắn không chủ động tấn công người, trừ trường hợp phải tự vệ. Rắn hay ẩn núp trong các lùm cây, bụi cỏ, đống lá ủ, trên các cành cây, ven bờ nước… Khi di chuyển trong các khu vực nghi ngờ có rắn, các bạn nên:
Cẩn thận xem chỗ mà mình sắp đặt chân xuống
Dùng cành cây khua khoắng vào bụi rậm trước khi thọc tay chân vào để lấy vật gì hay hái trái cây
Mang giày ống hoặc mặc quần áo dài, rộng, dày…
Cẩn thận trước khi mang giày hay mặc quần áo, vì rắn có thể ẩn núp trong đó