MỘT LỜI NÓI ĐỘNG VIÊN

“Nhà ở đồn điền” là một bài hát rất quen thuộc   của Mỹ. Nó thậm chí đã gần như trở thành “bài hát chủ đề” không chính thức của   miền Viễn Tây nước Mỹ. Lời của bài hát này được chỉnh sửa theo bản gốc bài thơ   của Brewster Higley:

“Xin hãy cho tôi một ngôi nhà, nơi đàn trâu đi rong,       Nơi hươu nai và linh dương chơi đùa,       Nơi hiếm khi nghe thấy một lời nào làm nản chí       Và bầu trời không u ám suốt cả ngày.”

Vì bản thân tôi sống   ở miền Viễn Tây nước Mỹ, nên tôi biết rõ về việc bầu trời không u ám suốt cả   ngày. Nhưng đôi khi tôi cũng nhớ lại thời mà những con bò rừng chạy rong ở thảo   nguyên bao la. Và mặc dù tôi nghĩ cũng muốn được tới thăm nơi mà những con hươu   và linh dương chơi đùa, nhưng tôi biết điều mình thích thú nhất chính là một   nơi mà hiếm khi nghe thấy một lời nói làm thoái chí. Tôi tự hỏi liệu có một nơi   như thế không? Hoặc có nơi thường xuyên nghe thấy những lời nói động viên? Liệu   chúng ta có thể tìm thấy một nơi như thế không? Một nơi để bạn được động viên,   được khuyến khích, được làm cho can đảm hơn?

Một người nghĩ rằng   mình có thể đã tìm thấy một nơi như thế trong hiệu sách lớn, nơi anh ta đang xếp   hàng để chờ vị tác giả khách mời cho chữ ký vào cuốn tiểu thuyết mới nhất. Một   phụ nữ lớn tuổi, tươi tắn, đứng ở đầu hàng, nói bằng giọng phấn khích không thể   che giấu: “ Tôi chỉ muốn nói rằng, đây là cuốn sách HAY NHẤT mà tôi từng đọc. Tại   sao ư? Tôi đã không thể đặt nó xuống cho đến khi đọc hết đến tận trang cuối   cùng!”.

Trước khi bất kỳ   ai kịp phản ứng, thì chính vị tác giả ngẩng lên và đáp: “Được rồi, mẹ ơi, đủ rồi   mà!”.     Tất nhiên, tôi nhận   ra rằng lời khen đó của người mẹ cũng là hơi thiên vị một chút. Ngoài ra, nếu   chúng ta muốn luôn có sự động viên, chúng ta cũng phải nhớ rằng mình không thể   dẫn mẹ đi theo bất kỳ nơi nào mình đến. Ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng, có một sức   mạnh lớn lao trong những lời nói động viên. Sức mạnh để thay đổi những cuộc sống.

Một cậu bé người   Ba Lan muốn chơi piano, nhưng thầy giáo bảo cậu rằng ngón tay cậu quá ngắn nên   không bao giờ có thể chơi giỏi được. Cật thể được khuyên thử tập thổi kèn,   nhưng sau đó một chuyên gia âm nhạc lại bảo cậu rằng cậu không có đôi môi thổi   kèn. Toàn là những lời làm ngã lòng.

Thế rồi một ngày,   cậu gặp nghệ sĩ dương cầm vĩ đại Anton Rubinstein. Người nghệ sĩ nổi tiếng này   trao cho cậu bé lời động viên đầu tiên mà cậu bé từng nghe trong lĩnh vực âm nhạc.   “Cậu bé”- Rubinstein nói – “Con có thể chơi piano chứ. Thực tế, ta nghĩ con có   thể … nếu con luyện tập khoảng 7tiếng/ngày”.

Bảy tiếng mỗi   ngày nghe có vẻ đáng sợ. Nhưng đó là tất cả những gì cậu bé cần nghe.   Bubinstein vĩ đại đã nói với cậu bé rằng cậu có thể làm được. Cậu có thể phải   dành hầu hết thời gian của mình để luyện tập, nhưng cậy có thể làm được. Cậu có   thể chơi giỏi. Vì suy cho cùng, chính Anton Rubinstein đã nói thế cơ mà.

Cậu bé đã luyện tập   nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày và sự chăm chỉ đó đã được bù đắp. Nhiều năm sau, Jan   Paderewski trở thành một trong những nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất thời kỳ đó. Một   lời nói động viên đa mang theo đủ sức mạnh để châm lửa cho tinh thần một cậu   bé, và ngọn lửa đam mê đó đã cháy sáng trong trái tim của người nghệ sĩ này suốt   nhiều thập kỷ.

Một lời nói động viên của bạn, được trao đi vào ngày hôm nay,   có thể sẽ thay đổi mãi mãi cuộc sống của người nhận được nó. Và tôi tin chắc rằng   xung quanh chúng ta luôn có người cần nghe.

⊱❀M.Phụng – Admin❀⊰

 

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng