THỦ LĨNH TIÊU BIỂU NĂM 2012 – CHỊ PHẠM THỊ NHUNG

BÀI
VIẾT VỀ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SINH HỌAT VỚI CÁC EM NHÓM TIỀU SAO

 

Phạm
Thị Nhung -Thủ lĩnh Tiểu Sao 4

Tôi vốn
là một người không hoạt ngôn và đặc biệt không giỏi nói chuyện  trước đám đông, nhưng ưu điểm của tôi là mê
trẻ con. Khi nhìn và chơi cùng các bé tôi cảm thấy quên hết mọi thứ xung quanh,
tôi được sống trong thế giới thần tiên, được trở lại tuổi thơ hồn nhiên. Và tôi
thấy mình thật may mắn nhận ra mình có khả năng chơi, nói chuyện và “điều hành”
được lũ quỷ nhỏ đáng ghét đó. Tôi đã tham vào Sao Bắc Đẩu Đông Tao Đàn, khi
tham gia vào câu lạc bộ này thì tôi có những buổi sáng chủ nhật thật vui và
thật ý nghĩa cùng với các bé nhỏ. Cũng từ những buổi chủ nhật này mà tôi cảm
thấy cuộc sống thật ý nghĩa khi mình góp được một phần nào đó cho những mầm non
…. Tôi rất vui và hào hứng khi mỗi bé tới đây với TS4 của tôi sau mỗi buổi đều
được vui chơi và hoạt động cho một ngày chủ nhật khỏe mạnh, sôi động. Tôi cần
có nhiều kinh nghiệm đó chỉ có thể bởi tình yêu và đam mê của tôi với trẻ con cùng
với hoạt động của Sao Bắc Đẩu mà tôi được tìm tòi học hỏi.

Sau
đây là một vài kinh nghiệm của tôi với hơn 2 năm đi sinh hoạt, những kinh
nghiệm này của tôi tích lũy được sau mỗi buổi chủ nhật cũng như những lần được
tổng đoàn cho đi tập huấn kỹ năng, có thể nó sẽ giúp cho các bạn nào cũng đam
mê và niềm vui khi cùng vui với trẻ như tôi của các bạn sau này.

Trước
tiên tôi xin nói đến kinh nghiệm làm sao để có một buổi sinh hoạt thật sôi động
không quá thụ động mà vẫn đáp ứng đủ các yêu cầu của tổng đoàn đề ra : – Nội
dung từng tuần (có sẵn cho cả năm)

– Câu
chuyện giáo dục

– Kỹ
năng thực hành xã hội

– Kỹ
năng sinh hoạt tập thể

– Trò
chơi giải trí ý nghĩa

            Tôi là một nhân viên kế toán nên
cũng khá bận rộn với công việc của mình chính vì thế mà việc chuẩn bị cho đam
mê này thì tôi tranh thủ ngoài giờ hành chính (thường là buổi tối cuối tuần –
thứ sáu). Đôi khi chuẩn bị cho những hoat động lớn của tổng đoàn thì thời gian
chuẩn bị có thể lâu hơn, chọn lọc và kỹ hơn. Tôi thường đọc trước chủ đề của 1
tuần hay 2 tuần sau để có công tác chuẩn bị cho kỹ, tôi tìm thông tin trên
mạng, bạn bè, cộng tác viên nhí, câu chuyện và những trò chơi liên quan tới chủ
đề ngày hôm đó, hay đối với những chủ đề cần có sự chuẩn bị cả dụng cụ hay
những vật dụng làm mẫu thì tôi sẽ tìm cách tạo cho được dụng cụ mẫu. Ví dụ chủ
đề là ngày 8-3 hay 20-10 … tôi sẽ cho các bé của tôi làm thiệp thì tôi sẽ làm
một tấm thiệp đơn giản và tuần trước đó tôi sẽ dặn các bé mang theo dụng cụ như
hồ dán, kéo, màu….(vì những thứ này tôi không có nhiều một lúc nhiều cho mỗi bé
được). Còn phần giấy hay những kiểu thiệp đơn giản thì tôi sẽ chuẩn bị hay làm
mẫu cho các bé trước. Tới hôm sinh hoạt thì tôi sẽ hướng dẫn các bé cùng làm và
đề xuất sáng tạo của các bé – vấn đề này lại cho chúng ta biết được khả năng
sáng tạo của bé.

Những
câu chuyện nhỏ và chủ đề cần hướng tới thì tôi thường đọc trước và xem nội dung
đó có phù hợp cho lứa tuổi của TS hay không…. Các bạn chú ý là đối với lứa tuổi
tiểu sao (4-6 tuổi) là lứa tuổi rất hiếu động và khó chị ngồi yên một chỗ chính
vì thế mà các bạn hãy tập trung tìm câu chuyện nào ý nghĩa phù hợp và tương đối
ngắn nếu có hình ảnh minh họa càng tốt. (Nếu các bạn chọn chuyện dài mà toàn
chữ thì khi các bạn đọc được 1/3 các bé đã nhao nhao lên sẽ không ngồi yên một
chỗ nghe các bạn đọc đâu).

Cũng
giống như chuẩn bị cho câu chuyện giáo dục thì trò chơi cũng thế các bạn tìm
những trò chơi phù hợp lứa tuổi của bé, có nhiều trò chơi cần dụng cụ thì các
bạn nên xem trong kho của tổng đoàn đã có những gì và chuẩn bị thêm đồ, các bạn
nên đi sớm để chuẩn bị dụng cụ cho tiểu sao chơi. Các bạn cũng lưu ý những trò
chơi nên vừa sức tập trung thới gian ngắn và có tính giáo dục càng tốt chứ đừng
chọn những trò quá sức của trẻ sẽ không tốt.

            Đôi khi mình cũng cần tạo cho bé
tính tự lập và khả năng lãnh đạo bằng cách cho các bé tự đứng ra tổ chức trò
chơi cho các bạn (hành động này khuyến khích các bé tự tin, mạnh dạn hơn khi
đứng trước đám đông).

            Còn một số trường hợp nữa là các bé
có tuổi lớn nhỏ hơn tuổi thực (TS của tôi hiện nay có 5 bé) thì đối với những
bé này mình cần phải hướng dẫn từ từ dần dần vì đa số các bé này rất nhát và
thường chỉ quấn mỗi mẹ mà thôi,…. Chúng ta cứ để cho bé ngồi cùng với mẹ và
chúng ta giao tiếp nhiều với bé, nói chuyện gợi mở cho bé hỏi những câu hỏi đơn
giản có thể lúc đầu bé sẽ không nói nhưng dần dần chúng làm quen và khi chơi
trò chơi cũng vậy phải hướng dẫn bé kỹ hơn những bé khác và cũng có thể cho mẹ
bé cùng chơi,…Nếu lớp nhiều bé như thế thì hiệu quả hơn khi có 2 người để có
thể quan tâm được hết các bé hơn, giúp bé tiến bộ nhanh hơn.

Ngoài phần sinh
hoạt với bé thì giao tiếp với phụ huynh cũng là một việc cần học hỏi rất nhiều.
Và điều này tôi cảm ơn chị Diệu Thảo và thầy Toàn rất nhiều, chị cũng như thầy
đã hướng dẫn cho tôi cách nói chuyện với phụ huynh ra sao để mà mình có thể hoàn
thành tốt việc của mình cũng như phụ huynh vui vẻ hưởng ứng. Hoạt động của sao trong
một năm dường như không thu phí, hay các bé không đóng góp gì ngoài 4 lần lớn
như ( Sinh nhật, trung thu, Noel và xuân). Cứ mỗi lần gần tới thì tôi sẽ gửi
thư ngỏ cho phụ huynh trước 2 tuần để giới thiệu về những nội dung cần làm và
cần chuẩn bị cho những ngày đó, đến tuần gần cuối thì tôi sẽ gặp các phụ huynh
nói những việc như thế cần một số hỗ trợ mong anh chị giúp một tay và nếu các
bạn thấy có các anh chị phụ huynh nào rất quan tâm, nhiệt tình thì mình sẽ nhờ
trực tiếp anh chị ấy. Theo tôi tốt nhất thì các bạn nên nhờ mỗi người một tay,
hạn chế việc đóng góp rồi các bạn làm hết phụ huynh chỉ có việc góp tiền là
xong. Như ở tiểu sao tôi thì các phụ huynh cũng muốn đóng góp và tôi đề nghị
một phụ huynh thu và nhờ người này người kia mua giúp thứ này thứ kia. Và mình
lo chuẩn bị nhiều thứ, các anh chị ấy cũng rất vui khi chúng ta nhờ một cách
khéo léo…

            Trên đây là những gì tôi rút ra được
sau ngần ấy ngày đi sinh hoạt cũng như chuẩn bị cho các ngày lớn của tổng đoàn.
Tôi không biết nó có giúp ích gì nhiều cho các bạn hay không vì tôi còn phải
học hỏi nhiều hơn nữa. Có nhiều lần tôi tính xin nghỉ dài hạn vì công việc của
tôi rất bận rộn nhưng mà nghĩ tới chủ nhật không được gặp, không được chơi với
các bé nữa thì tôi lại thấy hụt hẫng và buồn buồn kiểu gì đó,…. Cứ thế, cứ thế
mà tôi cũng đã qua biết bao nhiêu cái chủ nhật rồi mà chưa làm được cái đơn
nghỉ phép ấy đây…. Năm mới cũng đã tới rồi tôi chúc các bạn và gia đình một năm
mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý,… còn việc xin nghỉ cứ để đó mai chứng
ta tính vậy nhé hihi…

Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng