Quý phụ huynh, các anh chị, các bạn và các em thân mến! Tết Trung Thu là tết của thiếu nhi, đây cũng là Ngày hội hàng năm mà các em thiếu nhi vui mừng, nụ cười trên môi đón Tết Trung Thu với những chiếc lồng đèn xinh xắn đủ hình dáng và kích thước cùng với những bài hát truyền thống Trung thu… Tết Trung thu còn lan rộng niềm vui đến mọi người lớn với thưởng thức bánh Trung thu và uống trà ngắm trăng đêm rằm cùng người thân và gia đình bên nhau thật ấm cúng, thật là đầy ý nghĩa… Vậy tết Trung thu có tự bao giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sự
tích tết Trung thu Tết Trung thu có từ bao giờ?Theo sử sách, Tết Trung thu đã có
cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt
trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu. Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là
chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần mặt
trăng. ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được
lấy làm ngày Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung
thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm. Đèn ông sao,
biểu tượng của tết trung thu Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng
rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình
mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia
đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong
trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà. Đêm Trung thu, các em
rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân
còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng
thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân
là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có
một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục
truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được. Thoạt
nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử. ở
một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu.
Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều
phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường
viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên,
tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ
liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn
hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem
ở mặt nào cũng được. Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo
quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn
năm nay. Sự tích bánh trung thu Người Trung Hoa có những món ăn lưu truyền
trong dân gian, và có những sử tích kèm theo nó chẳng hạn như bánh trung thu,
bánh chưng vào ngày tết Đoan Ngọ (loại bánh chưng này gói có trứng trong đó
khác với bánh chưng ngày tết của VN ), bột vò viên (giống như trôi nước của VN)
vào rằm tháng giêng … Đều có những câu chuyện lý thú tương truyền trong dân
chúng. bánh trung thu được coi là biểu tượng của sự phúc lành, đoàn tụ.
Mỗi năm vào ngày rằm tháng tám, người Trung Hoa đoàn tụ với gia đình, ăn bánh,
trái cây, uống trà và thưởng ngoạn trăng rằm. Bánh trung thu, người Trung Hoa
gọi kà Bánh Trăng. Bánh trung thu người Tàu gọi là bánh Trăng (Nguyệt), ngày
xưa còn gọi là bánh Hồ (bánh của người Hồ), bánh nhỏ, bánh đoàn (đoàn tụ), bánh
đoàn viên. Những loại bánh trên người Tàu ngày xưa dùng để cúng tế, dần dần trở
thành bánh dùng để cúng và ăn vào ngày trung thu. Bánh Nguyệt có lịch sử lâu
dài ở Trung Quốc, sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có
loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi
như là thuỷ tổ của bánh trung thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực
mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho
bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt
nên còn gọi là bánh Hồ Đào. Lượng bánh trung thu sản xuất hàng năm là một con số
khổng lồ (ảnh ST) Đến thời Đường trong dân gian có những người hành nghề làm
bánh, ở thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh. Tương truyền có một
đêm trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh Hồ Đào, thuởng ngoạn
trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là bánh
Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên từ đó về sau Bánh trung thu có tên là Bánh Nguyệt
mà người Tàu dùng cho đến bây giờ. Ngày nay bánh Trung thu là bánh ưa thích của
nhiều thế hệ
Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc.
Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh trung thu, thưởng ngoạn Trăng vào
ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian việc ăn bánh trung thu mới trở thành phổ
cập. Các nhà kinh doanh nghề bánh dùng câu chuyện Hằng Nga trên cung trăng để
làm tăng thị hiếu. Ngày nay, Bánh trung thu là quà tặng cần thiết trong ngày
trung thu. Lượng bánh trung thu sản xuất hàng năm vào mùa trung thu ở Đông Nam
Á, Đông Á và Trung Quốc là một con số khổng lồ. Nhiều tiệm bánh ở vùng này nhờ
lợi tức mùa bánh trung thu mà đủ chi tiêu cho cả năm trời. Sự tích chị Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng
chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không
thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh
đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông
mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu
mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó
có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một
người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày
Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái
sắc này. Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp
được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất
tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên.
Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng
Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã
bị Bồng Mông nhìn thấy. Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn,
Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn
các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép
Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của
Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử
ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất,
hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay
đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên. Tối hôm đó, khi
Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng.
Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã
trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc.
Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó,
anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm
một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa
viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây
mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ
đến mình. Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều
đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may
mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi
trong dân gian.
Sự tích Thỏ Ngọc Sự tích Thỏ Ngọc : Tương truyền có ba vị thần tiên hóa
thành ba ông lão tội nghiệp đi xin ăn của cáo, khỉ và thỏ. Cáo và khỉ đều có
sẵn thức ăn để cứu giúp, chỉ có thỏ trong tay không có gì. Sau đó, thỏ nói:
“Mọi người hãy ăn thịt của tôi đi!”, rồi liền nhảy ngay vào lửa, tự nướng chín
mình. Các vị thần vô cùng cảm động, và đã đưa thỏ lên cung trăng, trở thành Thỏ
Ngọc. Sự tích Thỏ Ngọc 2: Tương truyền vào thời xa xưa, có một cặp thỏ tu luyện
ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Chúng có bốn chú thỏ con trắng tinh và đáng yêu.
Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế triệu kiến thỏ chồng lên thiên cung. Khi đến Nam
thiên môn , nhìn thấy Thái Bạch Kim Tinh dẫn theo thiên tướng áp giải Hằng Nga
đi ngang. Thỏ tiên không biết đã xảy ra chuyện gì, liền hỏi một vị thần gác
cửa. Sau khi nghe xong hoàn cảnh của Hằng Nga , Thỏ tiên cảm thấy Hằng Nga chỉ
vì giải cứu bách tính mà vô tình chịu tội, nên rất thương cảm. Nghĩ đến Hằng
Nga một mình bị nhốt ở cung trăng, cô đơn đau khổ, nếu có người ở với nàng thì thật
tốt, chợt nghĩ đến bốn con của mình, Thỏ tiên đã lập tức bay trở về nhà. Thỏ
tiên đem câu chuyện Hằng Nga kể với vợ và nói muốn đưa một thỏ con đi làm bạn
cùng Hằng Nga . Thỏ vợ tuy vô cùng thông cảm với Hằng Nga, nhưng lại không nỡ
rời xa các con yêu! Các thỏ con cũng không muốn rời xa cha mẹ, thỏ nào cũng
khóc. Thỏ cha nói: “Nếu ta bị nhốt, các con có chịu ở với ta không? Hằng Nga vì
giải cứu bách tính mà bị liên lụy, chẳng lẽ chúng ta lại không thương nàng? Các
con, chúng ta không thể chỉ nghĩ đến bản thân!” Các thỏ con rất hiểu lòng cha,
nên đều đồng ý đi. Hai vợ chồng thỏ nước mắt lưng tròng, nhìn các con mỉm cười.
Chúng quyết định để thỏ út đi. Thỏ út từ biệt cha mẹ và các chị, lên cung trăng
ở cùng Hằng Nga.