– Điều đầu tiên cha mẹ nên chú ý là: phải chọn ba lô/cặp phù hợp với thể trạng của trẻ. Đó có thể là loại ba lô/cặp có quai đeo độn bông, mút hoặc vải, v.v… có vậy thì vai, cổ vốn có nhiều mạch máu và dây thần kinh của bé mới được an toàn. Bé sẽ thoải mái và không bị cái quai và sức nặng chèn lên vai, cổ gây đau đớn.
– Trọng lượng sách vở trong ba lô, cặp mà trẻ mang trên vai phải ở mức 10% so với trọng lượng cơ thể. Ví dụ như trẻ 30kg thì trọng lượng cái cặp và sách vở phải không quá 3kg.
Thế nên, với những vật dụng thường xuyên dùng ở lớp như bảng con, bút tô màu, que tính, v.v… thì bạn nên bảo con để ở lớp, ở hộc bàn để có thể giảm bớt trọng lượng cặp.
Gia đình mà khá giả một chút thì bạn có thể sắp cho con hai bộ sách giáo khoa. Một bộ để ở nhà, một để trên lớp. Nhằm hạn chế việc bé mang nhiều sách giáo khoa đến trường, đồng thời cũng giảm trọng lượng sách trong cặp cho bé.
– Việc xếp đặt sách vở và dụng cụ học tập bên trong ba lô/cặp cũng là điều rất quan trọng. Cần nhất là phải biết giữ trọng lượng trung tâm, tức cân bằng giữa hai vai và giáp với lưng. Nói rõ hơn là đặt sách vở sao cho chúng ở gần vai bé nhất, tránh tình trạng để sách vở quá xa vai bé. Vì nếu để sách vở nặng quá xa vai bé thì nó sẽ kéo trĩu vai, làm tăng sức nặng khi bé mang ba lô.
Khi xếp thì nhớ phải xếp cho gọn gàng, ngăn nắp tránh để các đồ dùng xô lệch mỗi khi trẻ di chuyển.
– Phải nhắc trẻ đeo hai quai ba lô mỗi khi mang. Nhất là không cho trẻ dồn hết hai quai ấy vào một bên vai. Vì nó sẽ làm tổn thương lâu dài đến thể chất, vai và cột sống của trẻ.
Tất cả trọng lượng của ba lô khi đó sẽ dồn hết sang một bên vai, khiến vai kia bị lệch.
– Dạy bé biết giữ chặt hai quai đeo mỗi khi bé di chuyển. Muốn vậy, trước hết cha mẹ phải chỉnh lại dây đeo cho vừa vặn với vai và lưng trẻ. Để mỗi khi trẻ di chuyển ba lô không rung lắc khiến trẻ đau đớn.
Các nhà khoa học đã
cho 10 thiếu niên 13 tuổi, gồm 5 em trai và 5 em nữ, cùng đeo một loại ba lô
giống nhau với bộ phận cảm ứng áp suất được gắn vào 2 dây đeo. Trọng lượng của
ba lô được tăng lên dần dần tương ứng với 10%, 20% và 30% trọng lượng cơ thể của
những đứa trẻ. Áp suất lên hai dây đeo được đo đạc cẩn thận mỗi lần tăng trọng
lượng tương ứng.
Kết quả đã làm các nhà khoa học bất ngờ: ngay cả khi 2
dây đeo được sử dụng đồng thời thì áp lực từ 2 dây lên vai của trẻ không hề cố
định hay cân bằng như nhiều người nghĩ trước đó.
Hơn nữa, ngay cả khi
trọng lượng của ba lô chỉ bằng 10% trọng lượng cơ thể thì vẫn được xác định là
nặng đối với trẻ và nếu trọng lượng quá lớn được dồn lên 2 dây đeo sẽ làm cho
máu không lưu thông tới được các cơ và vùng da bị ảnh hưởng.
Dưới đây là
3 lời khuyên có thể hữu ích do các nhà khoa học đưa ra:
– Thứ nhất: Ba
lô cần được đeo cao. Đeo như vậy sẽ giảm được áp lực lên vai và lưng.
–
Thứ hai: Nên đeo ba lô có dây lưng to và khi đeo phải đeo đều bằng cả 2 vai.
– Thứ ba: Cố gắng giảm thiểu tối đa đồ dùng học tập đựng trong ba lô để
giảm bớt trọng lượng khi đeo.
Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Thủ lĩnh Sao Thủy