TÌM HIỂU VỀ SAO THỔ

Sao Thổ hay Thổ Tinhhành tinh thứ sáu tính từ Mặt Trời trở ra và cũng là hành tinh lớn thứ nhì của Hệ Mặt Trời. Sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ (loại hành tinh cấu tạo bằng các chất khí ở thể lỏng do đó không có đất và đá giống như Trái Đất). Tuy lớn thứ nhì sau Sao Mộc nhưng khối lượng của Sao Thổ chưa bằng 1/3 khối lượng của Sao Mộc.

Sao Thổ là hành tinh biểu tượng nhiều cho đất và gió, khí, sự lạnh
lẽo nhưng lại có sự ấm áp do màu sắc của các vệ tinh lân cận. Đây còn
là hành tinh nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời.

Hình ảnh của Sao Thổ rất nổi bật vì một vòng đai nhiều mầu xung quanh xích đạo. Chính vì vòng đai này làm cho Galileo Galilei lầm tưởng là Sao Thổ có hai “tai”, hay hai “quai”.

Cũng giống như Sao Mộc, Sao Thổ là một khối hình cầu với một lõi bằng đá và nhiều lớp khinh khí (H2) ở cả ba thể nằm ở trên. Ngay trên lõi là một lớp khinh khí ở thể đặc, với nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại.
Lớp khinh khí đặc đó biến dần dần sang thể lỏng đặc, thể lỏng thường,
thể khí đặc, rồi thể khí thường của những lớp nằm bên trên.

Nhìn từ xa bầu khí quyển của Sao Thổ có nhiều vành nằm song song với
xích đạo giống như Sao Mộc tuy rằng rộng hơn và không có mầu đậm bằng
các vành của Sao Mộc. Sao Thổ cũng có nhiều cơn lốc khổng lồ giống như Đốm Đỏ Lớn của Sao Mộc nhưng không tồn tại lâu bằng – vào năm 1990viễn vọng kínhHubbleđã khám phá một vết tương tự ở gần xích đạo của Sao Thổ nhưng 4 năm sau
thì vết này biến mất, trong khi Đốm Đỏ Lớn vẫn còn sau hơn 300 năm nay.
Trong 4 năm đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho vết này là Đốm Trắng
Lớn. Sao Thổ là hành tinh độc nhất trong Hệ Mặt Trời có tỉ trọng kém
hơn tỉ trọng của nước.

Sao Thổ quay Mặt Trời với quỹ đạo hình elip với bán kính trung bình hơn 1 400 000 000 km (9AU)
(chênh lệch 155.000.000 km), chu kỳ 10.759 ngày (29,476 năm), mặt phẳng
quỹ đạo nghiêng 2,48° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng