Vào khoảng năm 800 trước Công nguyên cư dân Châu Âu, Celtic, định cư ở Anh. Phần lớn người Tây Âu rất tôn thờ tự nhiên và coi thần mặt trời là vị thần tối thượng. Đối với họ thần mặt trời là vị thần tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè “đầy ánh nắng” và bắt đầu của mùa đông “đầy bóng tối và lạnh giá”. Người Celtic cho rằng trong mùa đông thần mặt trời của họ bị Samhain – chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm giam cầm và trong thời khắc chuyển giao giữa hai mùa (31/10-1/11) chúa tể của cái chết Samhain sẽ tập hợp những người đã chết lại. Và vào thời gian này, linh hồn những người thân đã mất xuất hiện trên trần thế dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.
Cuối tháng 10 cũng là khi người Celtic dâng lễ vật lên cúng các vị thần để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một nǎm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Họ thường tới từng nhà để quyên góp vật phẩm để dâng tặng lên các vị thần. Trẻ em thì đi xin các nhà ít củi mối và gỗ để đốt thành đống lửa lớn trên đỉnh đồi. Đó có thể là nguồn gốc của tục lệ “trick or treat” như ngày nay (câu nói của trẻ em thường dùng”khi đến từng nhà xin bánh kẹo… và doạ sẽ phá phách nếu không cho chúng trong lễ hội Halloween).
Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí. Để không bị những linh hồn lang thang quấy người ta mặc đồ hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải. Và cho đến ngày nay người ta vẫn chọn dùng quả bí ngô làm đèn lồng và khắc những khuôn mặt kinh dị vào ngày lễ Halloween.
Trong suốt thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên người La Mã xâm chiếm các nước Châu Âu. Họ tìm cách đồng hoá người Celtic và thay thế ngày lễ Samhain bằng ngày Pomona – vị thần hoa trái và vườn tược của La Mã cũng tổ chức vào ngày 1 tháng 11.
Vào những thế kỷ đầu sau Công nguyên đạo Thiên chúa dần được phổ biến ở Châu Âu số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính mọi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh, All Saints’Day, để làm lễ dành cho các vị thánh không có ngàylễ riêng và các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được Giáo hoàng Gregore thuộc Giáo hội Anh thứ 835 chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn, All Soul’s Day (2/11) ngày lễ để chiêu hồn và tưởng nhớ tới những con chiên ngoan đạo.
Halloween có tên gốc là All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh”. Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe’en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giời đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo như trước mà phần lớn mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint’s Day và All Soul’s Day.
Halloween và các chuyện kể
Chuyện về những chiếc đèn bằng bí ngô
Jack-o’-lantern, chiếc đèn làm bằng quả bí ngô có khắc hình mặt người, bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian Ailen thế kỷ 18. Jack là một người Ailen. Anh ta đã lừa được con quỷ trèo lên cây một cây táo. Sau đó, anh ta cắt một biểu tượng hình chữ thập vào thân cây, rồi giam giữ con quỷ bằng các cành cây. Đến khi anh chàng này chết, anh ta đã không được lên thiên đường vì tội lỗi này. Con quỷ kia có trí thâm thù cũng không cho anh ta xuống địa ngục. Vì thế anh ta buộc phải là một linh hồn lang thang vĩnh viễn trên trái đất. Con quỷ tỏ chút thương hại đã cho anh ta một mẩu than để thắp sáng trên các nẻo đường. Jack đã để hòn than đó vào trong một củ cải. Đây là nguồn gốc của phong tục người ta để những ngọn nến vào trong quả bí ngô trong ngày lễ Halloween ngày nay.
Chuyện về quả táo của lễ hội Pomona
Các cây táo từ lâu đã được coi gắn với hình ảnh nữ thần, đi cùng với sự bất tử, sự hồi sinh và trí tuệ. Có một điều người ta thấy rằng là nếu một quả táo được bổ ngang, nó lộ ra hình một ngôi sao 5 cánh ở giữa mỗi nửa quả táo. Đó là 5 cánh biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để chạm và lấy được quả táo và người nào làm được điều đó thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn khá nhiều truyền thuyết dân gian liên quan tới quả táo này như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai của người đó trong gương hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài.
Halloween tại các vùng
Halloween ở Mehico
Khác hẳn với lễ hội tại các nước khác, Halloween của người Mê hi cô mang tính chất tưởng nhớ những người thân đã khuất nhiều hơn là xua đuổi những linh hồn lang thang. Vào mùa thu, vô vàn những con bướm vua chúa lũ lượt bay về Miheco làm tổ trên những cây linh sam. Niềm tin vào những người Aztecs (một bộ tộc da đỏ sống ở Trung Mỹ vào khoảng thế kỷ 14,15) vẫn còn sống động trong tâm tưởng những người Mehico đương đại. Họ tin rằng những con bướm là hiện thân là linh hồn của những người đã chết. Đó là những linh hồn mà người Mehico rất trân trọng trong suốt những ngày “Los Dias de los Muertos”, ngày của những người đã khuất . Trong ngày lễ Halloween, người Mehico vui chơi thật thoải mái. Đó là giai đoạn để nhớ về bạn bè và người thân đã chết. Ngày của các thánh và ngày của các linh hồn ở đây là từ 31/10 đến 2//1. Tất cả bệ thờ trong các gia đình được trang hoàng với bánh mỳ, nến, hoa và quả. Những cây nến được thắp sáng trong nỗi nhớ thương về tổ tiên đã khuất. Người ta hoá trang trong bộ quần áo hình ma quỷ, xác chết và những bộ xương người. Họ diễu hành với một người sống được đặt trong một quan tài trên các phố. Hoa, quả và nến được ném vào trong quan tài. Các gia đình tới thǎm nghĩa trang và dùng những dụng cụ đắp và trang trí mộ. Họ ở đó suốt đêm.
Nhìn chung lễ hội Los Dias de los Muertos- Halloween ở Mêhicô có nhiều điểm khá tương đồng với Lễ Vu Lan (Xá tội vong nhân) vào rằm tháng 7 âm lịch tại Việt Nam. Tại lễ Hội này người ta tưởng nhớ những người thân và không xua đuổi những linh hồn lang thang như đa phần các lễ hội Halloween tại các nước khác.
Lễ hội Halloween ở Bắc Mỹ
Halloween du nhập vào nước Mỹ nhờ những người Ailen và Xcotlen di cư và trở thành một ngày lễ hội dân gian lớn ở Mỹ và Cananda. Vào ngày lễ này trẻ em thường chơi trò “trick and treat”, chúng đến từng nhà thu thập những cây nến, táo và nhiều thứ khác. Chũng chính là những người vui vẻ nhất trong lễ hội này.
Halloween ở các nước Châu Âu
Ngoài những ý nghĩa tôn giáo như các lễ hội của nhiều nơi trên thế song tại mỗi nước Châu Âu lễ hội Halloween lại có những đặc trưng riêng biệt do lịch sử, văn hoá của từng nước.
Tại Anh, tâm điểm của lễ hội Halloween hàng năm chính là lễ đốt lửa. Vào lễ hội người ta luôn bắt gặp những đống lửa rực cháy trên các đường phố nước Anh. Song khác với các Halloween ở những nơi khác trên thế giới những đống lửa này không phải để xua đuổi tà ma và các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội động ở London vào 1605 theo lịch của nhà thờ. Ông ta bị giáng một cái chết thê thảm. Người ta tin rằng Giáo hoàng thời đó đã dùng những cuộc cách mạng để cải tổ đạo Cơ đốc giáo ở Anh. Rất nhiều hình nộm của Guy Fawkes bị đốt cháy.
Tại Đức người ta mừng hội Halloween với sự thích thú và vui vẻ tột bậc. Halloween ở Đức ngoài những chiếc đèn bằng bí ngô nhà nào cũng có thì lễ hội hoá trang làm là hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất. Mọi người với những trang phục của những nhân vật truyền thống, của những mụ phù thuỷ nhảy múa, ca hát xung quanh những đống lửa lớn một cách vui vẻ suốt ngày đêm.
Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin