CÁC CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở Trại Kim Đồng

Bác Hồ với các cháu mẫu giáo xã Nghĩa Dân, Kim Động, ngày 16-9-1961

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:

– Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ?

Bác thăm các cháu mầm non Thanh Hóa

Chú Thuận thưa:

– Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ đề lại đấy ạ !

Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại – còn thế nào, các cô, các chú biết không ?

Nhân dịp Tết Nguyên đán đầu tiên sau hòa bình,

các cháu thiếu nhi thủ đô đến chúc tết Bác Hồ

và múa hát quanh Bác tại Phủ Chủ tịch (ngày 9-2-1955).

Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ?

– Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.

Bác cùng các lưu học sinh tại Đức

Bác Hồ mỉm cười:

– Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu ?

Bác với tthiếu nhi Thanh Hóa

Bác lại hỏi :

– Những cháu kém có nhiều không ?

– Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.

– Nhiều là bao nhiêu ?

Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng ở Hàng Than

Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:

– Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có vậy, thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên:

– Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.

Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:

– Tên cháu là gì ?

– Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:

– Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?

– Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.

– Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?

– Thưa Bác… Cháu… Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.

– Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?

– Thưa Bác… ở trong trại khổ cực lắm ạ.

– Khổ cực thế nào ?

– Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.

– Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?

Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.

Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc…”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.

Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.

Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quẩn áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời

Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:

– Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội…

Em bé tiễn Bác ở ga Hà Nội

Rồi bác bảo:

– Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?

Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.

Bác Hồ cùng Việt kiều Thái Lan

Ngày hôm ấy, Bác đã đề lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.

Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.

M.Phụng – Admin

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng