CÁC TỤC LỆ VÀ TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG NGÀY HALLOWEEN

1.   1. Các tục lệ
Halloween:

Đèn Bí Ngô
“Jack-O’-Lantern”

Trong ngày Tết Halloween hiện nay, mỗi nhà thường trang trí cây đèn lồng làm bằng
quả bí ngô pumpkin. Người ta mua những quả pumpkin về khoét rỗng ruột, đẽo vỏ
ngoài thành hình một cái mặt có đủ mắt mũi mồm để khi đốt nến (đèn cầy) bên
trong, ánh-sáng có thể tỏa ra giống như cây đèn. Cây đèn làm bằng quả bí pumpkin
trong ngày Tết Halloween được gọi là Jack-o’-Lantern. Có nhiều người mua cây
đèn Jack-o’-Lantern làm bằng nhựa màu vàng da cam có bán sẵn ở các cửa tiệm.

Ngày xưa ở Anh và Ireland, người ta
dùng củ cải đỏ, khoai tây, và củ cải tây để làm lồng đèn trong ngày Tết
Halloween. Sau khi phong tục này được du nhập vào Bắc Mỹ, những quả bí ngô
pumpkin mới bắt đầu được sử dụng làm lồng đèn như hiện nay.

Theo chuyện thần thoại Ireland,
Jack-o’-Lantern là biệt hiệu của một người đàn ông tên là Jack. Anh Jack này
khi chết không thể lên thiên đàng vì lúc còn sống anh là người bần tiện và bủn xỉn.
Anh ta cũng không thể xuống địa ngục vì anh ta đã chế diễu quỉ sứ ma vương. Kết
quả là linh hồn anh chàng Jack phải đi lang thang trên dương thế với cái đèn lồng
cho đến Ngày Phán Xử (Judgment Day).

Tục Bói Toán bắt nguồn từ Tết Halloween

Một vài cách bói toán để đoán tương lai đã có ở Âu Châu từ hàng trăm năm trước
đây đều bắt nguồn từ Tết Halloween mà ra. Chẳng hạn những vật như đồng tiền xu,
cái nhẫn, và cái đê (cái đê dùng để đeo ở đầu ngón tay trong khi khâu cho kim
khỏi đâm vào) được đem bỏ vào bánh nướng hay đồ ăn khác. Người ta tin rằng
trong khi ăn, nếu ai ăn nhằm phải cái bánh trong có đồng tiền xu sẽ trở nên giầu
sang, gặp cái nhẫn sẽ sớm có vợ hay chồng, và gặp cái đê sẽ ở góa suốt đời.

Ngày nay, ngoài cách bói toán cổ truyền trên, người ta còn dùng phương pháp bói
bài Tây hay xem chỉ bàn tay để đoán tương lai trong Tết Halloween.

Các tục lệ khác của ngày Halloween

Tục cắn quả táo ở trong chậu nước có lẽ được bắt đầu ở Anh. Ngày nay người ta
còn gắn tiền vào quả táo để tưởng thưởng thêm cho ai cắn được quả táo. Nhiều
người còn tin là vào ngày Halloween, ma quỉ đi lang hang khắp nơi trên dương thế
và các mụ phù thủy cũng họp nhau vào ngày 31 tháng 10 dương lịch. Đối với những
người không tin ma quỉ và phù thủy, họ vẫn coi những trang phục có vẽ hình dáng
mụ phù thủy và ma quỷ là tượng trưng cho Halloween.

Hai nhân vật thường được nhắc đến trong dịp lễ Halloween – làm cho các em bé và
ngay cả một số … người lớn sợ hãi – là những mụ phù thủy có cặp mắt cú vọ và cái
mũi diều hâu dài ngoằn, dữ tợn, và những con mèo đen có tiếng kêu ma quái, rùng
rợn.

Theo truyền thuyết, các mụ phù thủy tổ chức “mít tinh” một năm hai lần,
mỗi khi trời sang mùa, lần đầu vào đêm trước của ngày đầu tháng Năm (the eve of
May Day), và lần thứ hai vào đêm trước của ngày Halloween.

Vào hai đêm này, các mụ phù thủy mũi khoằm cưỡi trên cán chổi, cùng đến dự tiệc
do ma quỷ tổ chức. Trong đêm này, các mụ phù thủy sẽ nguyền rủa những người
không biết cách đề phòng, biến họ thành những đủ thứ loại động vật hay đồ vật,
cũng như trù ếm họ bằng đủ mọi lời nguyền độc ác.

Nếu như bạn tò mò, muốn “diện kiến” một mụ phù thủy, vào đêm
Halloween, bạn phải mặc quần áo lộn trái và đi thụt lùi suốt đêm; đến nửa đêm,
bạn sẽ được một mụ phù thủy “say hi” với bạn.

Mèo là người bạn trung thành của phù thủy. Theo truyền thuyết, phù thủy có thể
biến thành mèo. Cũng giống như người Á Đông chúng ta, người Mỹ cũng tin tưởng rằng
mèo có thể bị hồn ma nhập vào, trở thành những con mèo ma.

Mèo đen là đáng sợ nhất. Nếu một con mèo đen chạy ngang qua con đường bạn đang
đi, bạn nên quay trở lại, vì nếu bạn đi tiếp, bạn có thể gặp những chuyện xui xẻo
hoặc kinh dị.

 

2. Các trò chơi truyền
thống trong ngày Halloween

 

 Trò Trick
for treat:
Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần
Driuds cho rằng người chết sẽ đến lừa con người, gây hoang mang lo sợ và phá hoại
con người. Những xác ma đi lại ăn xin và chúng đến nhà nào thì gia chủ phải
cung cấp thức ăn cho chúng.Trò “đớp táo”: Khi người Xen-tơ bị người La Mã xâm chiếm, thì
theo đó nhiều phong tục của người La mã cũng du nhập vào đất Xen-tơ, trong đó
có lề hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma, vị thần này thường xuất hiện hoá trang
trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần
linh, do đó đã xuất hiện nhiều trò chơi liên quan đến loại quả này trong lê hội
Samhain.

Lễ hội đèn lồng: Trẻ em ở Ailen thường chơi trò đục khoét củ khoai tây
và quả bí đao trong lễ hội Halloween. Người ta tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến
Jack, một vị thánh trong truyền thuyết của người Ailen, ông rất thông minh và
khôn khéo nhưng lại phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết ông không được lên
thiên đàng cũng như không được xuống địa ngục. Và do đó ông phải đi lang thang
nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân, và hơi ấm duy nhất để sưởi ấm cho ông
trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối.

Bài và hình ảnh: Sưu tầm 

Hoa
Nắng
[admin]

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng