Cắm trại ngày hè. Chủ đề :ĐỀ PHÒNG THÚ DỮ – HUỲNH TOÀN

Kinh nghiệm thực tiễn :HUỲNH TOÀN

Tổng trưởng Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu

Trưởng khoa huấn luyện Kỹ năng

 

– Đề phòng thú dữ.

+ Không măc quần áo sặc sỡ, gây
chú ý cho thú dữ.

+ Không gây tiếng động quá lớn.

+ Không trêu ghẹo, đùa giỡn hay
chọc phá thú dữ.

+ Quan sát, tránh xa khi có dấu
vết của thú dữ

 

– Khi  gặp thú dữ cần phải làm gì?

+ Thật bình tĩnh, không nên hoang
mang, hoảng hốt.

+ Đứng bất động, không hù doa,
chọc thú dữ tức giận.

+ Xác định một vị trí thật an toàn
và có thể leo lên hay chạy đến gần nhất.

+ Chuẩn bị một cây gậy hay một vật
có đầu nhọn.

+ Nếu ở vào buổi tối nên đốt lửa ,
thắp sáng bằng đèn càng sáng càng tốt.

 

– Xử trí khi bị thú dữ tấn công có
vết thương

+ Rửa vết thương bằng xà phòng đặc
20%, dung dịch nước muối 0,9% hay dưới vòi nước sạch.

+ Cầm máu nếu máu chảy nhiều.

+ Sát khuẩn vết thương bằng cồn.

+ Nhanh chóng chuyển đến bệnh
viện, tiêm vắc xin hay huyết thanh , phòng dại.

  Minh Họa 1 Tình Huống

 Xử trí khi bị chó cắn để phòng
bệnh dại

Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính
do vi rút dại gây nên. Người bị nhiễm vi rút dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu
không được xử trí đúng cách và kịp thời. Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế
nào để bảo đảm an toàn?

 Xử lý vết thương

 Khi bị chó cắn, cần phải xử
lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối
0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc
vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày
để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và
giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập.

Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra
ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình
thường thì không cần tiêm vắc-xin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15
ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán
mổ thịt thì phải tiêm vắc-xin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống
bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.

  Tiêm huyết thanh hay vắc
xin?

 Phải tiêm đồng thời cả
vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn
nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu
chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ và có
nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.

 Một điều cũng cần chú ý là tiêm
ngay vắc-xin sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa
thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm
và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm.

 Việc đến cơ sở y tế muộn sau
khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế
chỉ tiêm vắc-xin. Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như
các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc
trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại cũng cần phải tiêm vắc-xin
phòng dại để bảo đảm an toàn.

 Khi tiêm vắc-xin dại phải
tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật
và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Vắc-xin phải được
bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm
việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng
các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm
miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.

 M.Phụng – Admin

 

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng