Anh Lý Tự Trọng: “ Con đường của Thanh niên chỉ có thể là con đường của cách mạng chứ không thể là con đường nào khác ”
CHỢT NHỚ!..
VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN
ANH.
Anh Lý Tự Trọng: “ Con đường của Thanh niên chỉ có thể là con
đường của cách mạng chứ không thể là con đường nào khác ”
Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh chúng tôi luôn tự
hào về trường Đoàn Lý Tự Trọng, một bộ phận gắn bó chặt chẻ với Thành Đoàn TP.
Hồ Chí Minh, ngôi trường đã để lại trong ký ức của cán bộ Đoàn những ngày đẹp
nhất cùa tuổi thanh xuân công hiến cho Tổ quốc, ngôi trường đã góp phần đào tạo
những người Tuổi trẻ tài năng, trong tim cháy bỏng khát vọng xây dựng Thành phố
và đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh. Cảm nhận sâu sắc của bao lớp học
viên đến trường Đoàn là được tiếp thêm sức mạnh, được bồi dưỡng nâng cao bản
lĩnh, hun đúc “ngọn lửa” nhiệt tình trong âm hồn Tuổi trẻ để vững vàng hơn, nhạy
bén hơn trên bước đường công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Nhân kỷ niệm 53 năm ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam và 95 năm ngày sinh anh Lý
Tự Trọng, tôi cùng những đồng nghiệp khác đang công tác và làm việc tại Trường
Đoàn. Ngồi ôn lại những kỷ niệm về Trường Đoàn thân yêu, tôi chợt nhớ ngôi
trường mang tên anh.
NOI GƯƠNG ANH – ANH LÝ TỰ
TRỌNG
Cũng như bao bạn trẻ khác, tôi được lớn
lên, học tập và trưởng thành trong thời bình. Những hình ảnh đẹp , những tình
cảm tha thiết mà tôi dành cho quê hương đất nước mình, cùng sự khâm phục các
lớp người đi trước. Ngày 30/6/1976 tôi được kết nạp vào Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Cảm giác đầu thắm sắc khăn hồng bay trong gió, lời tôi tuyên
hứa không nhòe đến ngày 10/6/1983 tôi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Từ đây đã đánh dấu một bước ngoặc mới trong nhận
thức của tôi về trách nhiệm của người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Ngay từ lúc
mới tìm hiểu về Đoàn, một tấm gương anh dũng trẻ tuổi , một đoàn viên tiêu biểu
trong 8 Đoàn viên đầu tiên mà Bác Hồ kính yêu và Đảng quang vinh của chúng ta
đã dày công đào tạo là anh Lý Tự Trọng tên thật anh là Nguyễn Văn Hữu Trọng
sinh ngày 20/10/1914 tại Thái Lan nhưng quê hương anh tại Hà Tĩnh.
Năm 1926, khi còn hoạt động bí mật, Bác Hồ
đã đưa 8 Thanh niên ra nước ngoài học tập, lúc này bí danh của Bác Hồ là Lý
Thụy nên Bác đã đặt cho anh tên nữa là Lý Tự Trọng. Trong thời gian học tập tại
Trung Quốc, anh nhận nhiệm vụ làm liên lạc ở cơ quan của Việt Nam Thanh Niên
Cách Mạng Đồng Chí Hội, anh học giỏi, nói thành thạo cả tiếng Anh và tiến Trung
Quốc, tận mắt chứng kiến những vụ giết hại tàn sát nhiều chiến sĩ cộng sản.
gương bất khuất của những chiến sĩ cách mạng đã để lại trong anh ấn tượng sâu
sắc.
Cuối năm 1929, đoàn thể đưa Anh về Sài Gòn,
Anh được giao nhiệm vụ rất quan trọng là vừa liên lạc với cơ sở để giao nhận
tài liệu trong và ngoài nước, vừa làm công tác phiên dịch cho các đồng chí Trung
ương với các đồng chí Quốc tế. Nhiều lần gan dạ, mưu trí nên anh thoát bọn cảnh
sát bủa vây khi trong người mang nhiều tài liệu cách mạng. Những ngày sống ở cơ
quan, lúc đó là những ngày thiếu thốn trăm bề, lúc chỉ có nước mắm rưới cơm
nhưng anh vẫn hăng say làm việc, học tập đều đặn chăm đọc sách chính trị và
sách văn nghệ tiến bộ.
Ngày 9/2/1931, trong cuộc mít tinh nhân một
năm khởi nghĩa Yên Bái thất bại, để bảo vệ đồng chí mình đang diễn thuyết, Lý
Tự Trọng đã dùng súng lục bắn chết tên mật thám Le Grand, nhưng anh đã bị bắt.
Biết Lý Tự Trọng là một thanh niên hoạt động
cách mạng, bọn thực dân tra tấn anh rất tàn bạo, những ngón đòn hiểm ác nhất đổ
xuống thân thể người thanh niên đầy dũng khí. Bạo lực không khuất phục nổi anh,
chúng quay sang dụ dỗ, mua chuộc, nhữ mồi, nào là cho sang Pháp du học, nào là
quyền cao chức trọng… Chúng càng không nhận lời khai được gì hơn là nhận được
sự im lặng và khinh bỉ. Dù rất tức tối nhưng bọn thực dân kiêng nể anh, chúng
đặt tên khác gọi anh là “Ông Nhỏ”, rồi chúng đưa anh ra xử
trước tòa. Khi luật sư bào chữa cho anh nói rằng bị can chưa đủ tuổi thành niên
nên hành động còn thiếu suy nghĩ.
Ông Nhỏ gạt phắt : “ Tôi hành động không phải là
không suy nghĩ. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên
thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là
con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác ”
Bọn thực dân lồng lộn tức giận, chúng kết
án tử hình anh. Trở lại nhà tù chờ ngày ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn bình
tĩnh, hằng ngày tập thể dục và đọc truyện Kiều. Ngày 20/10/1931 mặc dù bị dư
luận trong và ngoài nước lên án vô cùng phẫn nộ. Bọn thực dân bất chấp sự sai
trái về một bản án tử hình cho một thanh niên chưa đủ tuổi. Chúng vẫn thi hành
án. Trước khí chất anh còn hát vang bài Quốc tế ca, khi đó anh mới 17 tuổi.
Anh đã ra đi vĩnh viễn, nhưng đối với bao
lớp Đoàn viên kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác Hổ kính yêu thì anh vẫn
sống, sống trong niềm tự hào và vinh quang của bao thế hệ Đoàn viên thanh niên
và của cả dân tộc. Có câu nói “Thời thế tạo anh hùng ” nhưng chúng
ta vẫn thấy rõ rằng anh Lý Tự Trọng hành động vì mục đích lý tưởng của Đảng,
của cả dân tộc, một hành động có mục đích chứng minh cho khao khát giải phóng
dân tộc thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân dành lại độc lập dân tộc chứ
không phải hành động chứng minh mình là anh hùng.
Ngày anh ra đi khi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh vừa ra đời chưa tròn 7 tháng, đây là một sự mất mát to lớn cho cách mạng
Việt Nam. Đáng lẽ ra ở cái tuổi 15,17 anh phải được học tập vui chơi cùng bạn
bè trang lứa, nhưng ở cái tuổi ấy anh đã gạt bỏ những niềm vui riêng gánh vác
một phần trách nhiệm to lớn mà Đảng và nhân dân giao phó… “Tấm gương người anh
hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng anh dũng kiên trung, ngàn năm không quên tên anh còn
đó, bao lớp đoàn viên theo bước người anh hùng…” Lời ca vang lên vừa nhắc
nhở, vừa động viên, vừa thúc dục từng Đoàn viên thanh niên trong thời bình phải
biết trân trọng và phát huy những cái mà mình đang có, hãy ra sức học tập, công
tác tốt, đừng vội chán nản khi mới thất bại lần đầu và hãy “Thắng không kêu,
bại không nản” , Đoàn viên thanh
niên ngày nay càng phải biết trao dồi đạo đức cách mạng và lý tưởng, giữ vững
độc lập trường, kiên định trước những cám dỗ, kiên quyết chống lại những lời lẽ
xuyên tạc nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày càng dân
chủ văn minh, xứng đáng là người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.
NOI GƯƠNG ANH – CON ĐƯỜNG TÔI
ĐÃ CHỌN
Từ giã ngôi trường cấp 3, với bao bở ngỡ
ban đầu khi tôi tham gia vào các hoạt động xã hội của tổ chức Đoàn ở địa phương
với các việc làm ý nghĩa của một mùa hè năm 1995 – 1996. Trong tình thương mến
của các em thiếu nhi của một xã truyền thống chiến khu An Phú Đông – Hóc Môn.
Tôi được sự diều dắt của các anh chị Cán bộ Đoàn đi trước tạo điều kiện giúp đỡ
hoạt động Đoàn bấy giờ là một Bí thư xã Đoàn. Từ sự tín nhiệm của Đoàn viên
thanh niên địa phương năm 1987 – 1988 tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng
viên Đảng Công Sản Việt Namvà ngày 21 tháng 01 năm 1988. Năm tháng trôi qua, góp phần xây dựng quê hương
Hóc Môn, tôi tham gia cống tác tại trường Quang Trung – Gò Vấp vào năm 1990 –
1995 với nhiệm vụ là một Tổng phụ trách Đội. Với trách nhiệm và lòng quyết tâm,
bản thân nghĩ phải làm những gì thiết thực hơn cho đội viên học sinh nhà
trường. Cùng thời gian này là một dấu ấn kỷ niệm, một bước ngoặc mới là năm 1995
– 1996, tôi được giới thiệu và học tập nâng cao trình độ tại trường Đội thành
phố, là học viên C2, Khi có một trại tim, một chiếc khăn quàng đỏ trên vai, lấp
lánh trên ngực một chiếc huy hiệu Đoàn, tôi thường xuyên nghĩ: “ Phải có một thể thống kiến thức mở rộng “.
Thế là những năm tháng ở mái trường Đội, tôi được học tập và rèn luyện, đặc
biệt là những chuyến Trại mở mắt, Trại bay, thực tập công tác Đội… Luôn khắc
ghi trong kí ức của tôi cùng biết bao kỉ niệm ngọt ngào và đầy ắp hoài bão cho
tương lai.
Mùa hè năm 1996 tôi được tổ chức bổ nhiệm
điều về công tác tại trường Đội thành phố, ngôi trường bấy lâu nay tôi được học
tập, rèn luyện, giờ đây tôi rất vui mừng khi có những học viên đăng ký vào con
đường mà tôi đã chọn “ Giáo viên công tác
Đội “. Từ lúc này tôi có dịp truyền thụ những kinh nghiệm đã tích lũy đối
với phong trào thiếu nhi các cấp. Giây phút này tôi đã vui mừng và tự tin không
còn hoài nghi gì nữa về con đường mà tôi đã chọn “ Giáo viên công tác Đoàn – Đội “. Năm 2002 chắp thêm cho một ngọn
lửa, vững thêm niềm tin, dâng trào lý tưởng, bước chân tôi tiến tại Trường Đoàn
Lý Tự Trọng cùng một số đồng nghiệp khác tại Trường Đội. Ngôi trường giờ đây
đang ấm dần lên hòa trong hàng cây xanh ngắt, biết bao đổi thay của của cuộc
sống. Những tôi vẫn vững vàng tình yêu nghề. Tôi luôn nghĩ chính ngôi Trường
Đoàn – Đội, là nơi để tôi rèn luyện ý chí niềm tin, nghị lực…không ngừng cống
hiến và trưởng thành.
Hôm nay con đường mà tôi cùng các đồng
nghiệp đã chọn, đã đi , vẫn còn nhiều chông gai phía trước. Nhưng tôi tin rằng
đó là con đường nhiều hứa hẹn đang vẫy gọi, chúng ta hãy vững tin ở tương lai.
MỘT CHÚT ĐỂ NHỚ TRƯỜNG ĐOÀN
THÂN YÊU
“ Trường Đoàn thân yêu – Giờ đây giã từ – Còn lại
trong tôi buồn vui thương nhớ – Bạn bè thân thương – Bên nhau từng ngày – Và
giờ chia tay – Đến rồi ai hay.
Trường Đoàn thân yêu – Còn đâu những ngày – Bạn bè bên
nhau truyền tay hơi ấm – Từng giọt mưa rơi – Giăng giăng ngoài trời – Lòng tôi
chơi vơi – Đến rồi ai ơi !
Làm sao không nhớ – Tháng ngày bên nhau – Bên ánh lửa
hồng – Bập bùng đêm đêm .
Làm sao không nhớ – Dáng hình thân thương – Thầy cô
yêu mến – Suốt đời không quên ”.
( Thân tặng các anh chị , các
bạn, các em bài thơ nhạc “ MỘT LẦN ĐẾN NGÔI TRƯỜNG, TRƯỜNG ĐOÀN THÂN YÊU –
Huỳnh Toàn )
Trong giây phút lịch sử quan trọng này, kỷ
niệm 49 năm ngày thành lập Hội LHTN
Việt Nam và 95 năm ngày sinh anh Lý
Tự Trọng, tôi luôn tự hào về một một ngôi trường có bề dày truyền thống, ngôi
trường mang tên anh hùng Lý Tự Trọng, Đoàn viên TNCS đầu tiên mang trong tim
một ý chí, một tinh thần với lý tưởng cao đẹp trước kẻ thù. Tôi càng biết ơn và
trân trọng những gì mà các thế hệ đi trước đấu tranh giành lại hòa bình và hạnh
phúc. Khuôn viên trường Đoàn Lý Tự Trọng vẫn cứ mang một màu xanh, từng cán bộ
Đoàn – Hội – Đội, các học viên cứ đến trường và ra trường trong tiếng cười vui
vẻ cùng với hành trang có được từ bài học của thầy cô…
————————o0o————————-