tiền lì xì
Ngày Tết, khi nhận
được tiền mừng tuổi, bé háo hức mở phong bì ra và mặt ỉu xìu “Sao mà ít vậy!”;
hay bé nhắc khách “Cô/chú đã xì lì cháu chưa?”; hoặc bé dùng tiền/xé tiền làm
đồ chơi… Những trường hợp này không phải là hiếm ở bất cứ gia đình nào, tạo
tình huống ngại ngùng cho cả phía phụ huynh lẫn khách đến chơi. Nhiều phụ huynh
cảm thấy bối rối, không biết hướng dẫn trẻ cách nhận tiền lì xì nói riêng, quà
cáp nói chung như thế nào cho phải phép và không làm mất lòng người lớn.
Điều quan trọng
trước tiên là phụ huynh cần nói với trẻ trước về ý nghĩa của tiền lì xì, có thể
nói khi cha mẹ lì xì cho con cái. Mỗi năm, cha mẹ đều nên nhắc lại chuyện này
để trẻ hiểu mình đang nhận được gì từ phong lì xì này chứ không đơn giản là
tiền. Phụ huynh đừng ngại khi nói điều đó với trẻ dưới 5 tuổi. Kèm theo lời
chúc may mắn, sức khoẻ, mau lớn, học giỏi…, trẻ sẽ dần hiểu được ý nghĩa của
tiền lì xì.
Đối với trẻ nhỏ
dưới 5 tuổi: Bạn có thể hướng dẫn trẻ nhận tiền, cám ơn và có những lời chúc đáp
lại ngộ nghĩnh, đáng yêu. Những lời khen cho những lời chúc đáng yêu đó là một
phần thưởng khuyến khích lớn đối với trẻ. Sau khi nhận tiền xì lì, phụ huynh có
thể hướng dẫn con bỏ vào một cái ví riêng hoặc đưa cho ba mẹ giữ. Điều này
tránh được việc trẻ để thất lạc tiền hoặc làm rách tiền.
Đối với trẻ 6-10
tuổi: Phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình cách cho và nhận quà, tiền, phần
thưởng như thế nào qua lời cảm ơn, khi nào mở quà là phù hợp…
Đối với trẻ vị
thành niên: Các em đã ít nhiều tự biết cách cư xử nếu sống trong một nền giáo
dục tốt của gia đình và nhà trường. Đây là lứa tuổi có sự nhạy cảm hơn. Vì vậy,
những lời nhắc khéo léo sẽ có tác dụng hơn những lời mắng. Việc bạn làm gương
cho trẻ là điều cần thiết trong cách ứng xử khi nhận và cho tiền, quà.
Sử dụng tiền lì
xì
Việc dạy cho trẻ
tính tiết kiệm và dùng tiền đúng chỗ theo từng tuổi là điều quan trọng.
Đối với trẻ dưới 5
tuổi: Tập cho trẻ đếm với tiền thật, tiền mệnh giá thấp, tránh tiền xu.
Đối với trẻ từ
6-10 tuổi:
– Cùng với việc
dạy trẻ lựa chọn, phụ huynh có thể nói với con: “Con có chừng này tiền. Hãy
chọn thứ mà con định mua và giải thích cho mẹ vì sao con chọn nó”.
– Tránh sử dụng
các từ ngữ như: “Nếu mình mua món đồ chơi này thì ba mẹ sẽ không có đủ tiền để
mua thức ăn nữa”. Điều đó có thể rất hiệu nghiệm trước mắt, nhưng sẽ dễ gây ra
một áp lực và cảm giác có lỗi cho trẻ, nhất là đối với trẻ nhạy cảm.
– Bắt đầu dạy trẻ
tiết kiệm tiền bằng cách để dành một khoản nhỏ trong số tiền mình có.
Đối với trẻ từ 9
đến 12 tuổi:
– Hãy để con bạn
trích một phần tiền tiêu vặt của mình để mua những món quà nhỏ cho các thành
viên trong gia đình, đặc biệt trong các dịp sinh nhật hoặc lễ tết. Nó có thể
đơn giản là vài viên kẹo để chia sẻ với mọi người. Điều này có thể giúp bé học
cách biết chia sẻ cũng như học cách sử dụng tiền có ích đối với khoản ngân sách
của chính mình.
– Thỉnh thoảng,
bạn có thể gọi bé đến ngồi cùng bạn khi bạn thanh toán các hóa đơn trong gia
đình. Qua việc này, bé có thể hiểu được những khoản tiền trong tháng cần chi
dùng cho gia đình là bao nhiêu so với thu nhập của cha mẹ.
Đối với trẻ vị
thành niên lớn hơn 12 tuổi:
– Cùng con lập ra
những kế hoạch lâu dài như: Dành dụm tiền cho con đi học đại học, mua xe máy
mới khi con có việc làm… để giúp con biết tiết kiệm cho những mục đích dài
lâu.
– Nếu con bạn đang
làm thêm và biết cách tiêu tiền có trách nhiệm, hãy bàn bạc với con để sử dụng
món tiền đó hợp lý. Bạn có thể đề nghị con bạn cùng chia sẻ những khoản chi phí
trong gia đình như một người trưởng thành và có trách nhiệm thực sự.
Bài và hình ảnh: Sưu tầm
Hoa Nắng – Thành viên website T.Đ Sao Bắc Đẩu