NGÀY THƯƠNG BÌNH LIỆT SỸ CÓ TỰ BAO GIỜ ?

* Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8: Rất nhiều xã, huyện thuộc các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,
Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An, Thái Bình,
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Ngãi, Khánh Hoà, Mỹ Tho, Sa Đéc
đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, kịp thời nổi dậy giành chính quyền.

* Ngày 16 tháng 8: Một đơn vị Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ
huy, xuất phát từ Tân Trào, đánh chiếm thị xã Thái Nguyên để mở đường tiến về
Hà Nội.

* Ngày 17 tháng 8: Giải phóng quân đánh tỉnh lỵ Tuyên Quang. Phát xít Nhật
chống trả dữ dội, nhưng trước khí thế vũ bão của quân cách mạng, chúng phải xin
điều đình và đến ngày 21 tháng 8 chính quyền tỉnh đã về tay Việt Minh.

* Ngày 18 tháng 8: Nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
nổi dậy giành chính quyền ở tỉnh lỵ thành công – đây là bốn địa phương đã giành
được chính quyền tỉnh sớm nhất trong cả nước. Còn tại Hà Nội, ngày 17 tháng 8,
Tổng hội Viên chức của chính quyền bù nhìn tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại
Quảng trường Nhà hát thành phố với hàng vạn người tham gia, để ủng hộ “Chính
phủ lâm thời” Trần Trọng Kim. Dưới sự lãnh đạo của Xứ uỷ Bắc Kỳ và Thành uỷ Hà
Nội, quần chúng cách mạng đã chiếm lấy diễn đàn cuộc mít tinh này: cán bộ của
ta báo tin cho đồng bào biết phát xít Nhật đã đầu hàng, trình này tóm tắt chủ trương,
đường lối cứu nước của Việt Minh, kêu gọi nhân dân ủng hộ, tập hợp quanh lá cờ
của Việt Minh, đả đảo chính quyền bù nhìn thân Nhật và chuẩn bị tham gia khởi
nghĩa.

* Ngày 19 tháng 8: Nhân dân đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, giành được chính quyền ở Hà
Nội – nơi đầu não đặt cơ quan cai trị của bọn đế quốc bấy giờ. Cùng ngày này,
khởi nghĩa giành chính quyền cũng đã thành công ở các tỉnh lỵ Yên Bái, Phúc
Yên, Thái Bình (miền Bắc) và Thanh Hoá, Khánh Hoà (miền Trung).

* Ngày 20 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi ở các tỉnh lỵ Thái Nguyên, Bắc
Ninh, Ninh Bình (miền Bắc)

* Ngày 21 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa thành công tại các tỉnh lỵ Cao Bằng, Tuyên
Quang, Sơn Tây, Kiến An, Nam Định (miền Bắc) và Nghệ An, Ninh Thuận (miền
Trung).

* Ngày 22 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa tiếp tục giành thắng lợi ở các tỉnh lỵ Hưng
Yên, Quảng Yên (miền Bắc)

* Ngày 23 tháng 8: Tại Huế, cuộc khởi nghĩa lật đổ được Vương triều Nguyễn,
chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế suy tàn, nhu nhược, bảo thủ và phản dân
chủ. Cùng ngày này, khởi nghĩa còn thành công ở hàng loạt tỉnh lỵ khác: Bắc
Kạn, Hoà Bình, Hà Đông, Hải Phòng (miền Bắc), Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai,
Bình Thuận,Lâm Viên (miền Trung) và Tân An, Bạc Liêu (miền Nam).

* Ngày 24 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh thắng lợi ở Phú Thọ,
Hà Nam (miền Bắc), Phú Yên, Dak Lak, Bình Thuận (miền Trung) và Gò Công, Mỹ Tho
(miền Nam).

* Ngày 25 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ Sơn
Lạng (miền Bắc), Kon Tum (miền Trung). Cũng ngày hôm đó, phấn khởi sau khi được
tin Việt Minh đã nắm chính quyền tại Hà Nội, Huế cùng rất nhiều nơi khác ở miền
Bắc, miền Trung, nhân dân Sài Gòn và hầu hết các tỉnh thuộc miền Nam như Chợ
Lớn, Gia Định, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Long Xuyên, Tây Ninh, Trà Vinh, Châu Đốc,
Sa Đéc, Bến Tre, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Biên Hoà đã vùng lên khởi nghĩa thành
công.

* Ngày 26 tháng 8: Nhân dân Sơn La, Hòn Gai (miền Bắc), Cần Thơ (miền Nam) khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

* Ngày 27 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Rạch Giá (miền Nam)
thành công.

* Ngày 28 tháng 8: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng ở Đồng Nai Thượng
(miền Trung) và Hà Tiên (miền Nam).

Trong vòng 15 ngày đêm ( từ ngày 14 đến ngày 28 tháng 8 năm 1945 ) quyền thống
trị , áp bức bóc lột của các nước đế quốc ( Pháp – Nhật ) suốt gần một trăm năm
và chế độ quân chủ chuyên chế phản tiến bộ tồn tại hàng nghìn năm đã bị nhân
dân ta lật đổ hoàn toàn. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước được thực sự thuộc
về nhân dân Việt Nam.

Sau thành công rực rỡ của Cách Mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2 tháng 9 năm
1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn
thể nhân dân Việt Nam đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây
là mốc son chói lọi đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong phong trào đấu
tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, vì độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời, Tuyên ngôn độc lập năm 1945
đã khởi đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – Kỷ nguyên độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn lịch sử thế giới đã cho thấy, không phải quốc gia, dân tộc nào sau
khi giành được độc lập, tự chủ cũng có được một bản Tuyên ngôn độc lập. Đối với
dân tộc Việt Nam, tiếp theo “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại
cáo” của Nguyễn Trãi, thì bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí
Minh khởi thảo trở thành một áng văn lập quốc vĩ đại, là một văn kiện lịch sử
có giá trị to lớn về nhiều lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, ngoại giao, văn
hóa…

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Giọng nói hùng tráng và đanh thép của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước toàn thể đồng
bào ta, nhân dân ta và toàn Thế giới đã kết thúc bản tuyên ngôn độc lập. 65 năm
kể từ khi bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 ra đời, Tổ quốc Việt Nam thân yêu đã
trải qua nhiều biến cố trước sự xâm lược của các thế lực ngoại bang. Ngày nay,
mỗi sự đổi thay lớn lao của đất nước trên con đường tiến lên công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chúng ta luôn tự hào và trân trọng gìn giữ những giá trị nhân văn
của bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Đó mãi mãi là một áng hùng văn lập quốc vĩ
đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, là điểm khởi nguồn để đưa dân tộc ta
vươn tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng