Ở nước ta, từ lâu, tết Trung Thu đã trở thành ngày Tết của thiếu nhi. Trẻ em được
ăn bánh ngọt và vui chơi trong đêm với nhiều loại lồng đèn có hình dáng, màu
sắc sặc sỡ khác nhau.
Người
Việt bị ảnh hưởng bởi tục lệ của người Hoa nhưng lễ cúng thần Thái Âm đơn giản
hơn nhiều. Lễ vật cúng gồm có trà, bánh, hương hoa, không có bưởi hay khoai môn
và đậu phộng như lễ vật của người Hoa.
Tết
Trung Thu là cái Tết lớn thứ ba trong năm. Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con
người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc
bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay Bánh Vầng Trăng. Ngắm trăng thu
mà không ăn Nguyệt Bính sẽ là vô nghĩa.
Về
mặt ngôn ngữ, người ta lại liên kết cái ý niệm “Tròn” (viên) của Trăng với cảnh
quây quần đoàn tụ của gia đình, qui tụ ăn mừng để thưởng Trăng. Rồi từ ý niệm
này, lại nảy sinh ra huyền thoại ông già dưới trăng “Nguyệt lão” chắp mối tơ
hồng để cho đôi trai gái.
Vầng
trăng dịu dàng tượng trưng cho nguyên lý Âm, thuộc về người phụ nữ, nên vào đêm
rằm Trung Thu, phụ nữ Trung Quốc thường bầy tiệc cúng Trăng với hương đèn và
mâm ngũ quả cùng Nguyệt Bính, đặc biệt nếu cúng dưa hấu thì không nên bổ đôi mà
phải lấy dao tỉa thành hình hoa sen (vì kiêng cữ ý niệm “phân qua” tức là chia
rẽ phân ly). Tục lệ này được truyền qua Việt Nam, ngoài Bắc trở thành tục bày
cỗ thưởng nguyệt với bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả trong
mùa, đặc biệt phụ nữ trong nhà có dịp trổ tài khéo léo bằng cách gọt đu đủ
thành các thứ hoa nhuộm phẩm sặc sỡ hay nặn bột thành những con giống như tôm,
cua, cá.
Một điểm đặc biệt là trên nắp các hộp bánh Trung Thu bán
ở thị trường thường vẽ những bức hoạ như Hằng Nga bay lên Quảng Hàn cung hay
Đường Minh Hoàng du Nguyệt Điện để thể hiện những huyền thoại liên quan đến mặt
trăng.
Ở Việt Nam từ xưa đến nay, bánh Trung Thu gồm hai loại: dẻo và nướng.
Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước
hoa bưởi thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen
hay đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái Việt Nam hơn bánh
nướng. Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn so với trong Nam.
Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể hiện hình
dáng của vầng trăng thu lớn, có màu trắng ngà và là biểu tượng của ý
nghĩa “giai đình đoàn viên” và nhất là tình yêu khắng khít vợ chồng.
Cách
làm Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn là bí quyết chế biến của người Việt
gốc Hoạ Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, đựng vừa khít bốn chiếc
trong một chiếc hộp giấy vuông. Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng
gà và chút rượu, nhân thì có thể làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán
nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu
riêng hoặc có nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến, dừa,
hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.
Những
chiếc bánh nướng Trung Quốc mà chúng ta quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những
tiệm Hoa ở nước ngoài chính là thừa hưởng từ hình dáng và khẩu vị của
vùng Quảng Đông bên Trung Quốc với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh
đúc từ khuôn gỗ, còn về nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong
phú.
Khi
thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng mà phải chờ ba
ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới mềm ra làm bánh ăn mềm và thơm ngon. Mặc dù
người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng với điều kiện
khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối đa nếu không
thì bánh sẽ hỏng và làm đầy bụng.
Về sự tích bánh trung thu còn được kể lại như
sau:
Huyền
thoại thứ nhất: Hậu Nghệ được bà Tây Vương Mẫu ban cho viên thuốc trường sinh
để sống lâu bảo vệ thế gian. Nhưng Hằng Nga lại lén ăn cắp viên thuốc này và
bay lên mặt trăng. Trên mặt trăng, Hằng Nga làm bạn với một con thỏ ngọc đứng
dưới gốc cây. Không khí trên mặt trăng vốn lạnh buốt nên do đó được gọi là
Quảng Hàn cung. Hằng Nga bị lạnh nên bị ho làm viên thuốc trường sinh văng ra
khỏi họng. Nàng bèn nghĩ đến việc lấy viên thuốc này giao cho con thỏ giã
nhỏ ra thành bột mà rắc xuống thế gian mà để thiên hạ cũng được trường sinh.
Huyền
thoại thứ hai là về ông vua Đường Minh Hoàng là người rất muốn luyện phép tu
tiên. Tục lệ treo đèn và bầy cỗ vào đêm rằm tháng Tám xuất phát từ việc đó là
ngày sinh nhật của ông nên truyền cho thiên hạ khắp nơi phải làm thế để mừng
cho ông. Chính vào đêm rằm này, ông ra lệnh cho viên đạo sĩ La Công Viễn phải
làm phép để ông du hồn lên chơi trên mặt trăng. Truyền thuyết kể rằng đạo sĩ
này đã cho ông uống một liều thuốc gì đó rồi nói vua kê đầu vào một cái gối đặc
biệt trong một khung cảnh mờ ảo có đốt hương trầm phảng phất. Quả nhiên, nhà
vua trong chốc lát thấy hồn mình nhẹ nhàng bay bổng lên vùng Nguyệt Điện rồi
chứng kiến một bày tiên nữ lả luớt nhảy múa ca hát trong những bộ xiêm y theo
bảy sắc của cầu vồng. Lúc tỉnh dậy, nhà vua bèn nhớ lại bắt chước mà sáng tác
ra khúc nhạc Nghê Thường Vũ Y Khúc (Nghê là cái cầu vồng, Thường là cái xiêm
váy). Khúc nhạc này trở nên rất nổi tiếng và lưu dấu trong thi văn hậu thế ,
vua Đường Minh Hoàng đầy nghệ sĩ tính lại được giới nghệ thuật ca vũ Trung Quốc
đời sau suy tôn là “Thánh tổ” của nghề nghiệp của họ.
Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin