NHỮNG KẺ BẮT NẠT – PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT

Hiện tượng bắt nạt xuất hiện rất sớm khi các em Thanh thiếu nhi hình thành bản sắc xã hội của mình ở trường và qua các hoạt động cộng đồng khác.

PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT

Bắt nạt được định nghĩa là “cố ý, lặp lại nhiều lần hành vi hung hăng với ý định tiêu cực được sử dụng bởi một đứa trẻ để duy trì quyền lực trên một đứa trẻ khác”. Bắt nạt là hiện tượng phổ biến đối với nhiều em Thanh thiếu nhi và các em ở lứa tuổi vị thành niên (4-11 và 11-19). Các nghiên cứu cho thấy hơn một nửa trẻ bị bắt nạt trong những năm học ở trường.

Hiện tượng bắt nạt xuất hiện rất sớm khi các em Thanh thiếu nhi hình thành bản sắc xã hội của mình ở trường và qua các hoạt động cộng đồng khác. Điều rất quan trọng là phải dạy cho các em Thanh thiếu nhi rằng bắt nạt không phải là một hiện của sự trưởng thành. Bắt nạt cần phải được xử lý ngay lập tức, bởi người lớn nhận ra đây là một vấn đề và sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để ngăn chặn nó xảy ra.

Hành vi bắt nạt người khác có thể bằng lời nói hoặc bằng hành động. Con trai thường có xu hướng sử dụng hành động để de dọa, bất chấp nạn nhân đó là nam hay nữ. Con gái thường tấn công bằng lời nói, mục tiêu thường là bạn gái khác. Gần đây, hiện tượng bắt nạt bạn bè thường thông qua việc nói chuyện trực tuyến trên mạng (chat) hoặc đe dọa qua thư điện tử (mail).

Các em Thanh thiếu nhi bị bắt nạt thường căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, và những căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tình cảm và xã hội của các em Thanh thiếu nhi, cũng như như các thành tích học tập ở trường. Một số nạn nhân còn có xu hướng tự tử thay vì cứ phải tiếp tục chịu đựng sự quấy nhiễu hay sự trừng phạt của những kẻ bắt nạt. Các vụ tự tử gần đây của một số em Thanh thiếu nhi bị bắt nạt đã làm cho các bậc cha mẹ rất quan tâm đến con cái của họ.

NHỮNG KẺ BẮT NẠT

Trẻ nhỏ và trẻ ở lứa tuổi vị thành niên hay bắt nạt người khác thường điều khiển hoặc thống trị người khác. Chúng thường có các nạn nhân chịu đựng sự lộng hành. Những kẻ bắt nạt còn bị chán nản, giận dữ hoặc buồn rầu về những sự kiện ở trường hoặc ở nhà. Những em Thanh thiếu nhi là đối tượng của chúng thường có một nét đặc biệt. Những kẻ bắt nạt thường chọn nạn nhân là người thụ động, để đe dọa, hoặc có ít bạn bè. Nạn nhân còn là những em nhỏ bé hoặc yếu đuối, khó tự bảo vệ mình.

Nếu bạn nghi ngờ con bạn bắt nạt người khác, thì đừng bao giờ lấy đó làm vui, vì cho rằng con mình bản lãnh, không ai bắt nạt được, mà điều quan trọng là bạn phải giúp đỡ con mình càng sớm càng tốt.

Nếu không can thiệp, tình hình này sẽ dẫn đến các khó khăn về học tập, xã hội, tình cảm và pháp luật. Bạn hãy  nói chuyện với giáo viên, thầy hiệu trưởng, tư vấn viên ở trường hoặc bác sĩ gia đình. Nếu con bạn vẫn tiếp tục bắt nạt người khác, bạn cấn sắp xếp cho bé đi gắp bác sĩ tâm lý. Đánh giá của bác sĩ có thể giúp bạn và con bạn hiểu nguyên nhân vì sao con bạn bắt nạt người khác và sẽ cùng bạn đưa ra một kế hoạch để ngừng hành vi tiêu cực này.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng