Lạm dụng tình cảm bao gồm các hành động của bố mẹ hoặc những người chăm sóc khác bỏ quên các em Thanh thiếu nhi dẫn đến rối loạn hành vi, tình cảm, hoặc tinh thần. Trong một vài trường hợp lạm dụng tình cảm tuy không gây tổn thương rõ ràng nhưng cũng đủ cần đến sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ các em
- Bỏ mặc Thanh thiếu nhi
Bỏ mặc Thanh thiếu nhi có nghĩa là không cung cấp chỗ ở, sựa an toàn, sự giám sát và nhu cầu dinh dưỡng cho các em. Bỏ mặc về thể chất, giáo dục hay tình cảm.
Bỏ mặc Thanh thiếu nhi về thể chất bao gồm sự từ chối hay chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc sức khỏe, bỏ rơi không giám sát hay giám sát không đầy đủ, đuổi các em khỏi nhà, hay từ chối không cho các em bỏ nhà đi quay trở về.
Bỏ mặc về giáo dục bao gồm việc cho phép các em Thanh thiếu nhi trốn học lâu dài không đăng ký cho các em đi học, và không chăm lo nhu cầu giáo dục.
Bỏ mặc về tình cảm là không quan tâm đến các nhu cầu được yêu thương của các em Thanh thiếu nhi, từ chối hay không chăm sóc tậm lý cần thiết, bố mẹ lạm dụng bia, rượu, thuốc lá… trước mặt, và cho phép các em sử dụng ma túy hay bia rượu.
- Lạm dụng thể chất Thanh thiếu nhi.
Hình thức đối xử tệ bạc này được định nghĩa là gây ra tổn thương thể chất có chủ ý cho Thanh thiếu nhi. Lạm dụng thể chất có thể là đấm, đánh, đá, cắn, đốt… hay nói cách khác là gây tổn hại đến cơ thể. Bố mẹ hoặc người chăm sóc Thanh thiếu nhi có thể không cố ý làm tổn thương, mà tổn thương này có thể là kết quả của nỗ lực làm các em tuân theo kỷ luật hay trừng phạt thể chất quá mức
Vẫn còn có sự tranh cãi gay gắt về các phương pháp trừng phạt thể chất (ví dụ đánh roi vào mông) và mối quan hệ với các hình thức lạm dụng thể chất chính thức.
- Lạm dụng tinh thần.
Lạm dụng tình cảm bao gồm các hành động của bố mẹ hoặc những người chăm sóc khác bỏ quên các em Thanh thiếu nhi dẫn đến rối loạn hành vi, tình cảm, hoặc tinh thần. Trong một vài trường hợp lạm dụng tình cảm tuy không gây tổn thương rõ ràng nhưng cũng đủ cần đến sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ các em. Ví dụ bố mẹ hay người chăm sóc có thể dùng các biện pháp trừng phạt nặng như giam các em Thanh thiếu nhi vào phòng tối nhỏ.
Lạm dụng tình cảm của các em Thanh thiếu nhi đôi khi cũng được định nghĩa là lạm dụng tinh thần, chửi mắng bằng những lời nặng nề, thô tục, làm tổn thương tinh thần trẻ.
Lạm dụng tình dục trẻ em.
Lạm dụng tình dục bao gồm vuốt ve cơ quan sinh dục, quan hệ tình dục, loạn luân, cưỡng hiếp, đồng tính luyến ái nam, khoe cơ quan sinh dục nơi công cộng, kinh doanh bằng hình thức mại dâm hay sản xuất phim ảnh khiêu dâm.
Lạm dụng các em Thanh thiếu nhi không giới hạn trong một giai cấp xã hội, một khu phố hay bất kỳ dân tộc hoặc công đồng nào. Tác động của nó đối với cuộc sống của những nạn nhân có thể dẫn đến chấn thương kéo dài về thể chất hoặc tinh thần, thậm chí là tử vong. Ví dụ: Một em không hề nhận được tình yêu hay sự quan tâm có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh cho riêng mình. Trẻ em bị lạm dụng đôi khi đặt những nỗi thất vọng của họ vào người khác. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến hành vi bạo lực hoặc hình sự. Những hậu quả không chỉ cảm nhận ở cấp độ cá nhân mà còn cả trong cộng đồng.
Phòng ngừa lạm dụng ở trẻ Thanh thiếu nhi.
Đây cũng là vấn đề rất phúc tạp và bao gồm các biện pháp sau:
- Cần tổ chúc một nhóm hỗ trợ để tăng cường các kỹ năng Thanh thiếu nhi và theo dõi các nhu cầu của Thanh thiếu nhi.
- Cần có những lần thăm viếng của những người làm công tác xã hội, y tá gia đình, để theo dõi và đánh giá sự phát triển và tình trạng chăm sóc các bạn Thanh thiếu nhi.
- Hướng dẫn các bạn Thanh thiếu nhi biết thế nào là“tiếp xúc tốt … tiếp xúc xấu”. Cung cấp cho các em Thanh thiếu nhi diễn đàn để trẻ lên tiếng và học cách tránh những tình huống có thể gây nguy hại.
Phải làm gì nếu nghĩ rằng ai đó đang lợi dụng một đứa trẻ?
Nếu một đứa trẻ tiết lộ rằng mình đã bị lạm dụng bởi một người nào đó, điều quan trọng là bạn nên lắng nghe tất cả những gì chúng nói. Và chỉ hỏi bốn câu:
- Điều gì đã xảy ra?
- Ai đã làm điều này với đứa trẻ?
- Em đang ở đâu khi điều này xảy ra?
- Điều này xảy ra khi nào?
Hỏi thêm bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể làm nhiễu thêm sự việc.
Những điều không nên làm khi nghi các bạn Thanh thiếu nhi bị lạm dụng
- Điều tra.
- Đặt câu hỏi gợi ý(một câu hỏi mà câu trả lời được gọi ý hoặc hàm chứa thông tin mà người hỏi đang muốn tìm kiếm – Ví dụ: Người đàn ông đó chạm vào bạn phải không?).
- Đưa ra những lời hứa.
- Thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Những điều nên làm khi nghi các bạn Thanh thiếu nhi bị lạm dụng
- Cung cấp một môi trường an toàn(an ủi, tiếp đón và biết lắng nghe).
- Cho các em Thanh thiếu nhi biết đó không phải là lỗi của chúng.
- Lắng nghe một cách chân thành.
- Lập hồ sơ của em Thanh thiếu nhi chính xác.
- Biết giới hạn của bạn.
- Nói sự thật.