PHONG TỤC NGÀY TẾT

Phong tục đón Tết của nhân dân ta có nhiều nét độc đáo
riêng, bắt nguồn từ những điển tích, huyền thoại xưa. Những phong tục
này đều thể hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và
mang nhiều ý nghĩa thực tế trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Tục xông đất ngày Tết

Với
ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên Đán, Tết đã có một ý nghĩa
dặc biệt trang nghiêm. Vì ngày đó bắt đầu một năm nên mọi công việc làm
trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Sự xông đất,
xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai
cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng. Trong tất cả mọi việc có tục xông đất
được coi là quan trọng hơn hết.

Ngay từ nửa đêm sau lễ giao thừa
đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được
coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do
sự may mắn đưa đến! Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức
phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người
đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh
hưởng của việc xông đất đên việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao
niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để
long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới. Mặc dù đã tính
toán như vậy, vẫn có người khách bất ngờ độc xuất đến xông đất trước sự
ngạc nhiên của cả gia đình và làm xáo trộn những toan tính không thể
thực hiện được một cách chính xác như ý mong muốn. Tuy nhiên để đề
phòng những sự kiện này xảy đến, trong buổi sáng tinh mơ các cửa ngõ
đều đóng chặt và chỉ mở khi nào người được chọn tới xông đất mà thôi.

Người
đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng năm mười phút chứ
không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi
chảy thông suốt. Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc
phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ
may mắn trong suốt năm tới. Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía
xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có
tuồi hợp tuổi với chủ nhà. Người xông đất phải là đàn ông trụ cột trong
gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn nhiều. Người được
chọn xông đất phải khoẻ mạnh, tốt tính, và gia cảnh khấm khá, hoà
thuận…

Tục chưng mâm ngũ quả

Ngày Tết,
ngoài các loại thức ăn cúng ông bà tổ tiên trên bàn thờ nhất thiết phải
chưng mâm ngũ quả. Chuối là cái nền cho mâm ngũ quả, thứ đến là bưởi
hoặc phật thủ, hai loại này bắt buộc phải có. Ba loại còn lại phụ thuộc
thì tuỳ loại quả có ở mỗi vùng mỗi khác nhau. Nhưng chung lại, mâm ngũ
quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đáp ứng đủ cho
nhu cầu hoạt động của con người. Vì vậy, chưng mâm ngũ quả ngày tết là
một ý nghĩa nói lên ước vọng của gia đình bước sang năm mới được no đủ.

Tục chúc Tết

Tết
Nguyên Đán là một dịp để cho mọi thành viên trong gia đình vui vầy sum
họp. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu thấm thiết và mong muốn cho
mọi người được như ý. “Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mùng một sau khi
lễ gia tiên thì cha mẹ được mời ngồi vào ghế để cho con cháu lần lượt
mừng tuổi chúc Tết. Ngày xưa họ còn được con cháu tế sống với hai lạy
hai vái. Để mừng tuổi con cháu là những bao lì xì đỏ tươi làm rạng ngời
ánh mắt bọn trẻ. “Mồng hai nhà mẹ”: cha mẹ và con cháu phải sang nhà
ngoại để mừng tuổi chúc Tết. Cũng tuần tự những nghi thức như bên nội
vậy. Sau đó thì nán lại để ăn cỗ đầu xuân nhằm thắt chặt tình cảm giữa
hai gia đình.

“Mồng ba Tết thầy”: sau công ơn đấng sinh thành dưỡng
dục là ơn dạy dỗ của thầy cô. Đến mừng tuổi chúc Tết thầy cô là một
phong tục nói lên tư cách đạo đức của một con người. Tóm lại, tục chúc
Tết là một nét văn hoá thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, lòng
hiếu thảo trong một thứ tự phải có của sự tồn tại và phát triển của một
dân tộc.

Tục cúng ông Táo

Tết
Nguyên Đán dù chỉ 3 ngày (mùng 1, 2, 3 tháng giêng âm lịch) nhưng quá
trình chuẩn bị trước đó có thể hàng tháng và bắt đầu cao điểm từ ngày
“đưa ông Táo về trời” 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm của nhân dân ta,
ông Táo (hay Thần Bếp) là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Thường
lệ, vào 23 tháng Chạp âm lịch, từ thành thị đến thôn quê, khắp mọi nơi
trên đất nước ta, dân chúng làm lễ đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc
trần gian với Ngọc Hoàng.

Qua đó, tục lệ này nói lên tình cảm và lý
trí của nhân dân ta đối với công việc bếp núc và cũng nhằm đánh giá
việc chăm sóc dinh dưỡng và việc ăn ở của người dân trước khi sang năm
mới.

Ngày ông Táo về chầu trời cũng được xem là ngày đầu tiên của
Tết Nguyên đán. Sau khi đưa tiễn ông Táo, người ta bắt đầu dọn dẹp nhà
cửa, lau chùi đồ cúng ông bà, tổ tiên, treo tranh, câu đối và cắm hoa ở
những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Tục chưng hoa ngày Tết

Chưng
hoa kiểng ngày Tết là một nhu cầu làm đẹp của dân tộc ta, có truyền
thống từ ngàn xưa và mang nhiều ý nghĩa. Hoa được coi là yếu tố tinh
thân cao quý, thanh khiết của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân.
Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Đây là 2 loại hoa tượng trưng
cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt. Ngoài ra, người ta
còn chưng thêm cây quýt chín đầy quả vàng mọng, đặt ở phòng khách như
biểu tượng của sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc. Trên bàn thờ gia tiên
cắm những bông vạn thọ, những cành phát lộc… với ý nghĩa thể hiện ước
vọng của mọi người là năm mới khoẻ mạnh, trường thọ, phát tài phát lộc
hơn năm cũ.

Tục chưng mâm ngũ quả

Trên
bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình mỗi dịp Tết đến, ngoài các thứ bánh
trái, còn không thể thiếu mâm ngũ quả. Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường
có nải chuối xanh, quả bưởi, cam (quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam,
người ta thường chọn năm thứ quả là: dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài
xanh, nhành sung hoặc một vài loại trái cây khác.

Chung lại, mâm ngũ
quả là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ngũ quả là lộc
trời. Chưng mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa nói lên ước vọng của gia
đình bước sang năm mới được no đủ, sung túc.

Tống cự nghênh tân

Vào
dịp cuối năm, mọi người đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, vứt bỏ mọi rác
rưởi, dọn dẹp, trang trí bàn thờ, lau dọn, cắt tóc, mua sắm quần áo
mới. Mọi người đều nhắc nhở con cháu, người thân của mình kể từ giờ
phút giao thời trở đi không được nghịch ngợm, cãi vã, không nói tục,
chửi bậy, cha mẹ anh chị không trách phạt, quở mắng con em mình. Đối
với ai cũng tay bắt mặt mừng, rạng rỡ, vui vẻ, niềm nở chúc nhau những
điều tốt lành.

Đón giao thừa

Theo
tiếng gốc Hán thì “giao” là “xen kẽ, thay nhau” hoặc “nối tiếp, trao
đổi lẫn nhau”, còn “thừa” là “đảm nhận, thi hành” hoặc “thừa kế, kế
tiếp”. Do vậy, giao thừa tức là vào lúc 12h đêm 30 tháng Chạp âm lịch.
Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm chuyển giao
giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hoà với thiên nhiên,
tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong, cả nhà quây
quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu xuân, con cái
chúc thọ ông bà, cha mẹ, người lớn lì xì cho trẻ tiền quà mừng tuổi
đựng trong bao giấy đỏ như một sự may mắn trong năm mới.

Tục “xông đất” ngày Tết

Với
ngày đầu tiên trong năm, Tết có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Vì
là ngày bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong 24 giờ đều có ảnh
hưởng đến trọn năm. Sự xông đất, xuất hành những cử chỉ đầu tiên, những
lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn trọng. Trong tất cả mọi
việc, tục xông đất được coi là quan trọng hơn hết.

Sau giao thừa,
người nào từ ngoài đường bước vào nhà được gọi là người “xông đất”, nếu
là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn. Vì
vậy, người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân, với
mong muốn mang lại sự tốt lành cho gia đình trong suốt năm

Tục chúc Tết

Với
ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp, Tết Nguyên Đán được cho là Tết của mọi gia
đình, của mọi nhà. Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân
là những ngày quan trọng, tươi vui nhất, là ngày đoàn tụ, đoàn viên của
mọi gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người có điều kiện thăm hỏi lẫn
nhau: con cháu thăm hỏi ông bà, cha mẹ, chú bác; học trò thăm hỏi thầy
cô, gặp mặt bạn bè chúc tụng.

Lời chúc Tết thường là chúc sức khoẻ,
phát tài phát lộc, tai qua nạn khỏi, gặp nhiều may mắn, tốt lành. Đây
là một nét đẹp văn hoá, thể hiện lòng quan tâm lẫn nhau của dân tộc
Việt Nam, mong muốn đem dành tặng nhau những lời tốt lành, những niềm
hy vọng tốt đẹp.

Các phong tục đầu năm là những nét đẹp trong truyền
thống văn hoá của dân tộc, vẫn luôn được con cháu Việt Nam tiếp tục duy
trì và gìn giữ. Với những nét đẹp trong các phong tục truyền thống, Tểt
Nguyên Đán mang những ý nghĩa đầy nhân bản, đang và sẽ tiếp tục sống
mãi trong lòng mỗi người dân Việt

Chúc Tết và mừng tuổi

Sáng
sớm mồng một Tết hay ngày “Chính đán”, mọi sinh hoạt ngừng lại, các con
cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc
huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau.

Theo tục lệ, cứ năm mới tới,
kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi. Bởi
vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao
niên; và người lớn thì “mừng tuổi” trẻ em một cách cụ thể bằng những
đồng tiền mới bỏ trong những “phong bao”. Tục này ở Việt Nam quen gọi
là “lì xì”. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “Tiền mở
hàng”. Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải
là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.Về chúc
Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc hoặc nhữngngười
phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và mừng tuổi gia chủ;
sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ tiên của gia chủ. Tục này ngày nay ít còn,
vì thì giờ eo hẹp, đường sá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những
tấm thiệp “Chúc Mừng Năm mới” hay “Cung Chúc Tân Xuân”.

Xuất hành và hái lộc

Đầu
năm mới, người Việt Nam còn có tục xuất hành. Xuất hành là đi ra khỏi
nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình.
Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng
tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần…Thường thường,
người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết
các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữu. Đối với nhà nông ngày
xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết. Vào những
ngày đầu năm, khi mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió
thổi và có thể đoán được năm mới hên hay xui.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X