THỦ LĨNH TIÊU BIỂU NĂM 2012 – CHỊ HOÀNG NGUYỄN KIỀU NGÂN

QUẢN
LÝ NHÓM HIỆU QUẢ, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

 PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ BỒI DƯỠNG THÀNH VIÊN

Hoàng Nguyễn Kiều Ngân Thủ lĩnh Sao
Thiên vương

 

1.      MỤC ĐÍCH SÁNG KIẾN

Tổng đoàn Sao Bắc
Đẩu hiện nay đã trở thành một sân chơi cộng đồng không thể thiếu của thanh thiếu
nhi thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà sáng chủ nhật hàng tuần các em được trải qua
những giờ phút vui chơi, học tập, rèn luyện thật ý nghĩa và bổ ích.

Từ khi thành lập
đến nay, Tổng đoàn đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng
lớn của quý phụ huynh và các em. Tuy nhiên, với tốc độ gia tăng thành viên rất
nhanh hiện nay, cùng với yêu cầu đảm bảo chất lượng nội dung sinh hoạt, sự thiếu
hụt nhân lực trong Ban huấn luyện quả là một vấn đề nan giải cần được nhìn nhận
và giải quyết cấp bách.

Với thực tiễn
sinh hoạt hiện nay, tình hình số lượng thành viên một nhóm quá đông trong khi
thủ lĩnh chỉ có từ một đến 2 người là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với
các nhóm sao, ở độ tuổi các em còn khá nhỏ (từ 7 đến 10 tuổi), sự thiếu hụt thủ
lĩnh này càng làm cho công tác sinh hoạt và quản lý nhóm trở nên khó khăn hơn.
Là một thủ lĩnh sao (nhóm sao Thiên Vương – độ tuổi sinh hoạt thành viên từ 7 –
8 tuổi), đây cũng là một vấn đề khiến tôi rất trăn trở và thôi thúc bản thân
không ngừng tìm biện pháp để quản lý nhóm sao cho hiệu quả nhất mà vẫn có thể
tiết kiệm được thời gian và nhân lực nhất.

2.      NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1.          Nội
dung sáng kiến

Qua quá trình
dài sinh hoạt tại Sao Bắc Đẩu, quá trình trải nghiệm thực tế và tích lũy kinh
nghiệm khi tham gia Sao Bắc Đẩu với các vai trò và vị trí khác nhau, tôi nhận
thấy rằng không chỉ một thủ lĩnh mới có thể quản lý nhóm hiệu quả mà ngay cả
các thành viên cũng có thể tự quản lẫn nhau rất hiệu quả và bài bản, thậm chí
đôi khi còn hiệu quả và đầy sáng tạo bất ngờ hơn cả thủ lĩnh.

Hiện tại, tôi là
thủ lĩnh của một nhóm sao dành cho các em từ 7 đến 8 tuổi (nhóm sao Thiên Vương
– Bắc Tao Đàn). Qua hơn 3 năm thành lập, số lượng thành viên của nhóm luôn duy
trì ổn định khoảng 45 thành viên, tuy nhiên phần lớn thời gian nhóm chỉ có MỘT
thủ lĩnh. Thời gian đầu, công tác quản lý nhóm quả thực khó khăn và vất vả, bởi
vì nhóm khá đông mà các em thật hiếu động, nghịch ngợm. Nội dung sinh hoạt cũng
là một vấn đề khiến tôi hàng tuần phải đầu tư khá nhiều thơi gian nhưng không hẳn
buổi sinh hoạt nào cũng mang lại hiệu quả tốt như mong đợi. Thử nghĩ xem, hơn
40 cô cậu bé đang ở độ tuổi tinh nghịch, hiếu động, nếu nội dung sinh hoạt
không hấp dẫn sẽ không thể khiến cho các em ổn định sinh hoạt trật tự suốt buổi,
tệ hơn nữa nếu nhàm chán sẽ không giữ được các em ở lại sinh hoạt vào những buổi
tiếp theo. Đó là chưa kể nội dung sinh hoạt phải gắn liền với lứa tuổi của các
em và thực sự bổ ích, cho dù học hay chơi đều phải mang lại hiệu quả giáo dục,
gần gũi, thực tế, có tính ứng dụng cao, bởi vì Sao Bắc Đẩu không phải là một
sân chơi đơn thuần, mà là nơi các em phải được học hỏi và không ngừng nâng cao
kỹ năng và nhân cách của mình. Vừa ổn định nhóm, vừa sinh hoạt, vừa quan sát,
quan tâm kịp thời đến từng thành viên, quả thực, với chỉ một thủ lĩnh một nhóm
dường như có chút quá tải. Qua thời gian khá chật vật ban đầu, tôi dần nhận ra
rằng không chỉ có thủ lĩnh mới có thể sinh hoạt và quản lý nhóm, mà chính các
em, các thành viên đang sinh hoạt trong nhóm tôi, cũng có khả năng trở thành những
thủ lĩnh nhí với khả năng quản lý và sinh hoạt nhóm không thua gì một thủ lĩnh
thực thụ.

Hiện tại, nhóm
Thiên Vương đang có 4 Trưởng nhóm  và 4 Phó
nhóm phụ trách 4 nhóm nhỏ. Trung bình mỗi nhóm nhỏ có từ 10 đến 12 thành viên.
Các nhóm trưởng, nhóm phó đã giúp tôi khá nhiều trong công tác quản lý cũng như
sinh hoạt nhóm hàng tuần. Với vai trò thủ lĩnh hiện tại, tôi không cần trực tiếp
tham gia giảng dạy hoặc tổ chức trò chơi từ đầu đến cuối buổi như trước kia nữa.
Nhiệm vụ này trong nhóm đã có sự phân chia hài hòa và hợp lý, còn thủ lĩnh là
tôi chịu trách nhiệm quản lý chung, quan sát, định hướng và hỗ trợ kịp thời cho
các em.

Mỗi buổi sinh hoạt,
trong nhóm luôn có sự phân công rõ ràng, công bằng cho từng công việc khác
nhau. Các em biết tự dựng lều, xếp lều, xếp ghế, cất ghế, xếp hàng, tập thể dục,…
Các em biết tự nhắc nhở lẫn nhau nề nếp, tác phong, trang phục, hành trang,
chào hỏi,… Khi đưa ra nội dung sinh hoạt, tôi là người gợi ý, định hướng, còn
chính các em tự hướng dẫn và học hỏi lẫn nhau. Khi tổ chức trò chơi, tôi là người
quan sát, thậm chí tôi là người chơi, còn các em là người tổ chức và điều khiển.
Khi kể một câu chuyện, tôi không còn đặt câu hỏi cho các em nữa, mà chính các
em là người tư duy và đặt câu hỏi cho tôi… Qua nhiều buổi sinh hoạt như vậy,
tôi nhận thấy các em dần chững chạc, tự lập và có trách nhiệm hơn, biết nhường
nhịn lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau… Tôi nhận thấy khả năng sáng tạo, tư duy, nhìn
nhận, giải quyết vấn đề của các em cũng ngày càng logic, hợp lý và rất phong
phú. Tôi nhận thấy trong nhóm mình có những thủ lĩnh nhí đầy năng khiếu và dần
dần đang thắp lên niềm đam mê như tôi vậy. Tất cả những tiến bộ và trưởng thành
của các em, không thể nói rằng phương pháp quản lý nhóm của tôi là hoàn hảo,
nhưng tôi thật sự vui và tự hào vì các em của mình, vui vì phương pháp quản lý
của mình thực sự mang lại những hiệu quả và thành công nhất định, và vui vì các
em không chỉ đơn thuần học từ tôi, mà ngược lại tôi cũng đang học được từ các
em rất nhiều, rất nhiều.

2.2.          Phương
pháp thực hiện:

Để thực hiện hiệu
quả quá trình sinh hoạt nhóm hiện tại, có thể tóm tắt các bước thực hiện và
phương pháp sinh hoạt như sau:

·       Các
bước thực hiện :

BƯỚC 1: Chia nhóm:

Các thủ lĩnh nên
chia nhóm ngẫu nhiên, tuy nhiên phải đảm bảo các yếu tố: các em có bạn thân của
mình trong cùng một nhóm (tạo cho các em sự vui vẻ và hứng thú khi tham gia
sinh hoạt), có những người bạn không thân nhau trong cùng 1 nhóm (tạo cơ hội
cho các em hiểu nhau và thân nhau), có thành viên mới và thành viên cũ trong
cùng một nhóm (giúp các em nhanh chóng hòa đồng và bắt được nhịp sinh hoạt), tỉ
lệ nam nữ cân bằng nhau.

BƯỚC 2: Chọn Trưởng, Phó nhóm:

–        Thủ lĩnh có thể chọn những Trưởng nhóm đầu
tiên là những em đã tham gia sinh hoạt một thời gian, có năng khiếu quản lý,
nhanh nhạy và hòa đồng tốt. Sau đó, các nhóm nhỏ đã được chia trước đó sẽ chọn
cho nhóm mình một trong các Trưởng nhóm do anh chị Thủ lĩnh chọn ra.

–        Sau khi đã chia nhóm và phân Trưởng nhóm
về các nhóm nhỏ, trong nhóm sẽ bầu thêm một Phó nhóm để cùng hỗ trợ thực hiện
công tác quản nhóm và sinh hoạt.

Các em cũng có
thể xung phong để nhận nhiệm vụ Trưởng, Phó nhóm, miễn sao điều này nhận được sự
đồng thuận của đa số thành viên trong nhóm. Quá trình lựa chọn và phân chia này
chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào tình hình sinh hoạt và tính cách thành
viên của từng nhóm mà có sự phân chia, phân công sao cho hài hòa, hợp lý.

·       Phương
pháp sinh hoạt:

+ Đối với các công việc hàng tuần như: dựng
lều, xếp lều, xếp ghế, cất ghế, tập thể dục, xếp hàng,… mỗi nhóm được phân công
làm một tuần luân phiên nhau. Sự phân công này không chỉ giúp các em rèn luyện
được cho mình một số kỹ năng cứng cần thiết khi sinh hoạt; một số kỹ năng mềm
như làm việc nhóm, phân công và chia việc hợp lý; mà còn giúp các em nâng cao ý
thức, trách nhiệm của mình đối với tập thể.

+ Đối với nội dung sinh hoạt chính: Thủ
lĩnh gợi ý, định hướng; Trưởng nhóm, Phó nhóm cùng hỗ trợ công tác huấn luyện,
thực hành.

Chẳng
hạn
,
giờ học xếp áo mưa, Thủ lĩnh sẽ phổ biến một lần với toàn nhóm, một lần với các
Trưởng, Phó nhóm, sau đó các Trưởng, Phó nhóm sẽ hướng dẫn lại cho các bạn của
mình. Như vậy, Thủ lĩnh không mất quá nhiều thời gian để hướng dẫn cho toàn
nhóm mà sẽ có thời gian để quan sát và hỗ trợ kịp thời. Khi tự hướng dẫn lẫn
nhau, các em sẽ tìm được nhiều phương pháp hay phù hợp với mình, và quá trình cọ
sát giữa các thành viên trong nhóm giúp các em thân nhau hơn, hiểu nhau hơn.

Chẳng
hạn
,
giờ học các bài hát sinh hoạt công đồng, thay vì Thủ lĩnh dạy cho toàn nhóm, Thủ
lĩnh có thể phân công về từng nhóm nhỏ vì trong nhóm đã có thành viên (cũ) từng
được học các bài này, mỗi nhóm sẽ tự tập một bài (đăng ký với Thủ lĩnh), sau
khi nhóm thuộc bài hát, các em có thể đứng dậy cùng biên đạo các động tác vui
tươi, nhí nhảnh mà các em nghĩ ra và tập cùng nhau. Tất nhiên, quá trình này
đòi hỏi Thủ lĩnh phải luôn quan sát và định hướng, hướng dẫn cho các em kịp thời.
Sau khi hết thời gian học quy định, các nhóm sẽ lần lượt biểu diễn cho nhau
xem, và các nhóm tiếp tục tập hát – múa cho nhau (dưới sự dẫn dắt của Thủ
lĩnh). Như vậy, trong một buổi sinh hoạt, một nhóm sao có thể học được 4 bài
hát múa cộng đồng, các em tự tập, tự chơi với nhau thật sự rất vui, Thủ lĩnh
cũng có cơ hội phát hiện ra năng khiếu của các thành viên và bồi dưỡng hợp lý.

Sau một thời
gian sinh hoạt (hiện tại nhóm Thiên Vương đang áp dụng là 1 quý), trong nhóm
sao sẽ được phân chia nhóm nhỏ và phân công Trưởng, Phó nhóm lại một lần. Điều
này giúp Thủ lĩnh dễ dàng hơn trong công tác quản lý thành viên mới – cũ, đồng
thời giúp các em tránh sự lặp lại, nhàm chán, có cơ hội làm quen và kết bạn lẫn
nhau trong toàn nhóm lớn, tạo điều kiện cho các thành viên khác nhau có cơ hội
thử sức trong vai trò là môt thủ lĩnh nhí (Trưởng, Phó nhóm).

2.3.          Hiệu
quả sáng kiến

Với cách sinh hoạt
hiện tại, Thủ lĩnh không cần mất quá nhiều thời gian đầu tư trong việc quản lý
nhóm hay chuẩn bị nội dung sinh hoạt, chính các thành viên sẽ tự quản lý và chuẩn
bị nội dung sinh hoạt cùng nhau, Thủ lĩnh điều khiển nhóm với vai trò là người
hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Cách sinh hoạt này cũng mang
lại một số hiệu quả trực tiếp như sau:

+ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM: Hiện
nay, kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng và thật sự cần thiết cho bất
kỳ đối tượng nào ở bất kỳ lứa tuổi nào. Qua quá trình sinh hoạt theo từng nhóm
nhỏ như trên, các thành viên trong nhóm được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm một
các thực thụ, nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với tập thể,
biết phân công công việc sao cho hợp lý và hiệu quả nhất, phát huy tốt nhất khả
năng và năng khiếu của từng thành viên trong nhóm. Qua đó, các em biết yêu
thương nhau hơn, hiểu, thông cảm và chia sẻ cùng nhau nhiều hơn, các em hiểu được
thế nào là “Mọi người vì một người, một người vì mọi người”; và quan trọng hơn
hết, các em tìm được cho mình những người bạn quan trọng trong cuộc đời mình,
những người bạn mà các em có thể cùng nhau tâm sự, chia sẻ, cùng nhau học tập,
vui chơi.

+ PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO: Khi để cho
các em chính mình thực hiện những nội dung sinh hoạt, các em sẽ có cơ hội phát
huy tối đa sức sáng tạo của mình, không đi theo tư duy rập khuôn của thủ lĩnh.
Mỗi thành viên một sự nhìn nhận và học hỏi vấn đề khác nhau, khi sinh hoạt học
tập cùng nhau các em sẽ tiếp thu được nhiều điều hay, điều mới từ chính các bạn
của mình, đồng thời phát hiện những điều chưa hay, chưa tốt khi thực hiện một nội
dung sinh hoạt nào đó. Điều này không chỉ giúp các em phát triển khả năng sáng
tạo mà còn mang lại cho các em tư duy logic, hợp lý hơn.

+ BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG THỦ LĨNH: Năng khiếu
làm thủ lĩnh, team leader không phải bất kỳ ai cũng có, tuy nhiên, có thể rèn
luyện và bồi dưỡng theo thời gian. Với phương pháp sinh hoạt này, mỗi thành
viên đều có cơ hội thử sức mình trong việc quản lý và phân công, sắp xếp hoạt động
của một nhóm nhỏ. Các em hiểu được vai trò, nhiệm vụ của một người quản lý là
phải thật sự trách nhiệm, biết làm gương, biết hiểu, quan tâm và chia sẻ với từng
thành viên trong nhóm của mình, biết đứng ra chịu trách nhiệm trước một công việc
chung của nhóm, biết phân công hợp lý và đối xử công bằng với tất cả mọi người.
Có thể, hiện tại, những điều này được hình thành ở các em rất nhỏ, rất nhỏ,
nhưng đó chính là những bước nền tảng nhất để trở thành một người quản lý tốt
sau này, một người có khả năng làm chủ chính mình và dẫn dắt những người khác.

Mặc dù hiện tại,
bản thân tôi đang áp dụng khá hiệu quả phương pháp sinh hoạt này tại nhóm,
nhưng luôn phải nhớ rằng phương pháp nào cũng có ưu – khuyết điểm và không được
lạm dụng quá. Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp sinh hoạt này
trong nhóm. Tùy từng chủ đề và nội dung, mục đích sinh hoạt cụ thể mà thủ lĩnh
quyết định áp dụng phương pháp này hay không. Và luôn nhớ rằng, cho dù áp dụng
bất cứ phương pháp sinh hoạt nhóm nào thì vai trò Thủ lĩnh luôn là vai trò quan
trọng và chịu trách nhiệm cao nhất về cả nội dung lẫn chất lượng của buổi sinh
hoạt.

3.      KẾT LUẬN:

Giáo dục là cả một
quá trình, không phải là kết quả. Và chúng tôi, những Thủ lĩnh của Tổng đoàn
Sao Bắc Đẩu Tp. Hồ Chí Minh đang chung tay vào quá trình chung này của cộng đồng,
góp phần giáo dục thế hệ trẻ tương lai của Thành phố.

Với nhu cầu sinh
hoạt cộng đồng ngày càng tăng của thanh thiếu nhi và phụ huynh, Tổng đoàn Sao Bắc
Đẩu không tránh khỏi trở nên quá tải và căng thẳng vì sức ép thiếu nhân lực,
Ban huấn luyện. Với sáng kiến kinh nghiệm này – phương pháp sinh hoạt đang được
áp dụng hiệu quả tại nhóm Thiên Vương – tôi hy vọng mình có thể đóng góp thêm một
chút công sức, một tư liệu tham khảo có giá trị thực tiễn trong quá trình xây dựng
Tổng đoàn phát triển bền vững.

Phương pháp nào
cũng có ưu và khuyết điểm, và vận dụng hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào
tình hình, điều kiện của từng nhóm và từng chủ đề sinh hoạt cụ thể. Và cho dù
áp dụng bất kỳ phương pháp sinh hoạt nhóm nào thì vai trò thủ lĩnh luôn là vai
trò quan trọng nhất và chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng sinh
hoạt. Do vậy, để mang lại hiệu quả cao, chất lượng sinh hoạt tốt thì bản thân
Thủ lĩnh, ngoài việc tìm hiểu và áp dụng những phương pháp quản nhóm hay, hiệu
quả; còn cần không ngừng rèn luyện và nâng cao nhân cách, kỹ năng, kiến thức của
chính mình.

Thành công là cả
một quá trình, không phải là kết quả. Mong rằng mỗi Thủ lĩnh đều tìm được cho
mình phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất để mang lại chất lượng, thành công
trong công tác sinh hoạt, giáo dục tại nhóm.

Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin    

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng