Thủ
lĩnh chòm sao Thiên Hậu
Nguyễn Hùng Sơn
Thành viên Sao Bắc Đẩu BắcTao Đàn
BÀI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC THỰC TIỂN
CÁC THÀNH VIÊN Ở LỨA TUỔI CHÒM SAO
( 9 đến 15 tuổi )
Kỹ
năng sống rất cần thiết đối với vị thành niên – thanh niên để các bạn có thể ứng
xử tự tin, chủ động và tự hoàn thiện các hành vi của bản thân mình trong giao
tiếp và giải quyết vấn đề với mọi người xung quanh và trong cộng đồng. Trước nhu
cầu thiết yếu của xã hội và sự cần thiết của thanh thiếu nhi có một môi trường
sinh hoạt lành mạnh, bổ ích. Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu – mô hình tập hợp thanh thiếu
nhi tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ra đời, với mục đích tạo sân chơi cho
thanh thiếu nhi thành phố tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng, sinh hoạt tập
thể và gúp các em trưởng thành hơn. Mô hình này được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ
quý phụ huynh. Thành viên câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu tùy theo độ tuổi mà được phân
vào các nhóm thích hợp như: nhóm tiểu sao, nhóm sao hay chòm sao. Chòm sao gồm
các thành viên từ 11 tuổi trở lên. Là thủ lĩnh của một chòm sao nên việc xây dựng
một chòm sao hoạt động hiệu quả là một yêu cầu thiết yếu mà tôi quan tâm sự
thành công hay thất bại đều sẽ cho tôi kinh nghiệm. Một chòm sao hoạt động hiệu
quả khi phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của thành viên, ở đó
các thành viên không bị áp đặt phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động
mà các bạn được chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải
thích của các anh chị thủ lĩnh. Người thủ lĩnh phải tạo được hình thức khơi dậy
ở các bạn lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho các bạn một động cơ khi đi sinh hoạt, có nhu cầu học tập để tiếp
thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú thì các bạn tham gia hoạt động sôi nổi,
hào hứng và tích cực. Hứng thú khi đi sinh hoạt là một yếu tố quan trọng và cần
thiết giúp cho buổi sinh hoạt mang lại hiệu quả cao tránh được sự nhàm chán. Từ
những suy nghĩ trên, tôi đã nảy sinh viết sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp
nâng cao hiệu quả sinh hoạt của chòm sao”. Đề tài được thực hiện trên cơ sở buổi
sinh hoạt thực tế của chòm sao Thiên Hậu với mục đích rèn cho các thành viên
tính tự giác, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các bạn có tính chủ động, sáng tạo,
mạnh dạn và tích cực hơn trong sinh hoạt. Thông qua tập thể còn có tác dụng
hình thành nhân cách giúp các bạn biết học tập và noi gương những hành vi tốt,
những cử chỉ cao đẹp của các bạn trong tập thể chòm sao của mình.
Thành
viên chòm sao Thiên Hậu phần lớn ở lứa tuổi lớp 6, lớp 7 nên tính tự giác chưa
cao, mới bắt đầu làm quen sinh hoạt nên thiếu tinh thần tập thể, tác phong kỷ
luật chưa tốt. Ngoài ra chòm sao còn có 2 bạn chậm phát triển tham gia sinh hoạt.
Để có thể lôi cuốn, thu hút và làm bạn với lứa tuổi thiếu niên cần phải nắm được
đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển
của trẻ từ 11 – 15 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng
vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên có sự tồn tại
song song vừa tính trẻ con vừa tính người lớn, muốn tìm kiếm những mối quan hệ
bạn bè và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó. Đây là thời kỳ
phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất cũng là thời kỳ chuẩn bị cho những
bước trưởng thành sau này. Ở lứa tuổi này các em cần được tôn trọng nhân cách,
cần được phát huy tính độc lập và đối xử tế nhị. Hiểu được tâm lý lứa tuổi thiếu
niên ta sẽ có cơ sở tổ chức một buổi sinh hoạt hiệu quả.
Một
buổi sinh hoạt của chòm sao bắt đầu từ việc dựng liều và cột cờ giúp cho thành
viên rèn tính tự giác, thể hiện tinh thần tập thể, thể hiện tính khéo léo và
sáng tạo, nơi thực hành kỹ năng đã được học. Lều và cột cờ dựng xong sẽ bắt đầu
vào chương trình sinh hoạt. Nội dung chính của buổi sinh hoạt bao gồm: câu chuyện
giáo dục, kỹ năng rèn luyện, kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng sống (kỹ năng thực
hành xã hội). Trước khi vào nội dung chính là phần sinh hoạt đầu giờ để cho các
thành viên mới tự giới thiệu về bản thân hoặc các thành viên bàn về chuyện học
tập hoặc cùng bàn luận về một câu chuyện vừa xảy ra ngoài xã hội, cũng có thể lồng
ghép câu chuyện giáo dục vào phần này.
Kế
đến là phần kỹ năng rèn luyện như: kỹ năng truyền tin (samaphore, morse, dấu đường,
mật thư,…) để rèn luyện trí nhớ, tính phản xạ nhanh. Mật thư cùng với morse,
samaphore và dấu đường góp phần vào việc tổ chức, xây dựng hoạt động trò chơi lớn
giúp hoạt động này thêm phần phong phú hấp dẫn người tham dự cuộc chơi về hình
thức cũng như nội dung. Kỹ năng trại (liều trại, thủ công trại, bếp trại, lửa
trại, nút dây,…) giúp cho thành viên biết tổ chức một kỳ trại, kỹ năng dã ngoại
(phương hướng, ước đạt, thám du, sơ cấp cứu,…) giúp cho thành viên định hướng
được đường đi và cách xử lý trong những tình huống nguy hiểm. Ngoài cách học thụ
động như thông thường để tăng thêm phần sinh động có thể lồng ghép vào trò
chơi. Chẳng hạn như hướng dẫn học samaphore theo cách thông thường là dùng cờ
tay làm phương tiện truyền tải tín hiệu theo quy định sẵn, thay bằng trò chơi
như sau: chia thành viên làm 2 nhóm sau đó vẽ 2 vòng tròn, mỗi vòng tròn chia
làm 8 phần đều nhau và chia vòng tròn đó thành 2 phần quy định chiều trái phải.
Khi người điều khiển hô chữ A thì hai
bên cử một người chạy đứng vào vị trí chữ A trong vòng tròn. Nghe hô chữ H thì
cử 2 người đứng vào vị trí chữ H. Bên nào lên trước và đứng đúng vị trí xem như
thắng cuộc.
Sinh
hoạt tập thể là phần được các thành viên ưa thích nhất qua đó người thủ lĩnh có
thể nắm bắt được tính cách của từng thành viên, những trò chơi vòng tròn, trò
chơi vận động hoặc những bài nhảy dân vũ góp phần làm cho thành viên mạnh dạn,
tăng tính đoàn kết giúp thành viên bộc lộ
cá tính của mình.
Kỹ
năng sống là thay đổi hành vi hoặc vạch ra phương thức phát triển hành vi nhằm
đến sự cân bằng đối với ba lĩnh vực kiến thức, thái độ và kỹ năng (Theo
UNICEF). Theo tôi kỹ năng sống là khả năng thích nghi với cuộc sống, khả năng
hành động tích cực, khả năng khẳng địnhcá nhân trong mối tương quan với mọi người
xung quanh và khả năng tự bảo vệ an toàn. Kỹ năng sống được chia thành 2 loại:
kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. Kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết, múa, hát, chạy, nhảy,… Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển
các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn, nó bao gồm: kỹ năng tư duy
logic, sáng tạo, làm chủ cảm xúc, tư duy tích cực, làm việc nhóm,…Các phương
pháp thường dùng trong hướng dẫn kỹ năng sống:
– Phương pháp thảo luận
nhóm.PP đóng vai tình huống.
– PP. tranh luận.PP
nghiên cứu các trường hợp tiêu biểu hay trực quan.
– Phương pháp trò chơi.
Hướng
dẫn kỹ năng sống theo nguyên tắc lấy thành viên làm trọng tâm và sự tham gia chủ
động của chính thành viên. Hướng dẫn như thế nào để thu hút tác động bền vững đến
nhận thức, thái độ và hành vi của thành viên. Những kỹ năng cơ bản của lứa tuổi
trung học cơ sở: tôn trọng mọi người, khám phá bản thân, tinh thần trách nhiệm,
kỹ năng làm việc nhóm, suy nghĩ tích cực, tư duy sáng tạo,…
Ví
dụ về hướng dẫn kỹ năng sống “Khám phá bản thân” bằng phương pháp trò chơi ở
chòm sao Thiên Hậu với mục tiêu giúp cho
thành viên thấy được những điểm mạnh của
mình để các em tự hào về bản thân, càng thêm tự tin. Cách làm: Phát cho mỗi bạn
một tờ giấy trắng và yêu cầu các bạn vẽ trên đó một biểu tượng (có thể là đồ vật,
cây cỏ, thú vật… ) không đòi hỏi phải vẽ đẹp. Khi vẽ xong mời từng bạn lên giải
thích ý nghĩa biểu tượng. Thủ lĩnh cần đồng hành với các bạn vì lúc này thành
viên tự bộc lộ về mình. Nếu thành viên giải thích chưa hết trong khi hình vẽ
còn nhiều chi tiết lạ cần diễn giải thủ lĩnh nên hỏi thêm hoặc có thể lý giải
theo cách của mình. Thông qua hình vẽ sẽ biết được sự sáng tạo, tính thẫm mĩ,
khả năng quan sát, thông qua cách trình bày sẽ biết được tính cách như dí dỏm,
khiếu hài hước, khả năng phân tích… Người thủ lĩnh cần giúp thành viên hiểu rõ hơn
về bản thân của mình. Cuối cùng thủ lĩnh kết luận: Không ai hoàn hảo, không ai
chỉ có ưu điểm. Chúng ta tự hào và phát huy ưu điểm của mình, biết nhược điểm để
cố gắng hơn, để lựa chọn công việc phù hợp. Không nên so sánh mình với người
khác vì mỗi người có điểm mạnh, yếu khác nhau.
Thành
viên chậm phát triển trí tuệ có đặc điểm tiếp thu chậm hơn bình thường, không linh
hoạt nên khi dạy kỹ năng nên dạy những phần đơn giản, diễn đạt dễ hiểu chẳng hạn
như dạy morse chỉ dạy những chữ samaphore chỉ dạy vòng 1, nút dây dạy nút đơn giản như chịu đơn, chịu
đôi, số 8, thuyền chài… làm sao để các bạn nhớ lâu. Khi tổ chức trò chơi về
phán đoán, phản xạ cần có sự hỗ trợ. Để các thành viên chậm tiến hòa nhập với
các bạn thì môi trường trò chơi là hiệu quả nhất chính các bạn xung quanh là chất
xúc tác sẽ lôi cuốn xóa tan những ngăn cách.
Cuối
cùng để buổi sinh hoạt hiệu quả vai trò người thủ lĩnh rất quan trọng. Người thủ
lĩnh là người đầu tàu dẫn dắt, lôi cuốn thành viên.Để buổi sinh hoạt hiệu quả,
sinh động người thủ lĩnh phải biết phân phối thời gian hợp lý cho từng nội dung
sinh hoạt tránh kéo dài gây chán nản hoặc quá ngắn không truyền đạt hết nội
dung, biết nắm bắt tâm lý thành viên để thay đổi đề tài phù hợp, biết phát huy
vai trò của đội (nhóm) trưởng. Đối với bản thân người thủ lĩnh phải biết tự
hoàn thiện, tự trau dồi kỹ năng.
Qua
một thời gian tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng
tốt nhất cho buổi sinh hoạt tôi nhận thấy có sự thay đổi ở các thành viên, các
bạn đã có tính tự giác, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp, nhận thức về thế giới
xung quanh phát triển rõ rệt, nắm được kiến thức khoa học, kiến thức xã hội, chủ
động trong mọi hoạt động. Không những thế ở các bạn còn hình thành những phẩm
chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế,
giúp đỡ bạn. Trên đây là một số biện pháp tôi đã làm trong thời gian qua và thấy
có hiệu quả trong việc giúp thành viên chủ động và tích cực trong sinh hoạt.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện.
Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin