Bài viết sáng kiến kinh nghiệm
LÊ MAI VĂN ĐỨC THỊNH Thủ lĩnh Sao CHỨC NỮ
THÀNH VIÊN LÀ NGƯỜI GIÚP ĐỠ
CHO LÀ CƠ SỞ ĐỂ NGƯỜI THỦ LĨNH
TRƯỞNG THÀNH VÀ GIỎI HƠN
Sau một năm sinh hoạt và kinh nghiệm tại Nhóm Sao thuộc Sao Bắc Đẩu – Đông Tao Đàn trực thuộc Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu. Qua một năm tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm thông qua việc sinh hoạt tại Nhóm Sao Chức Nữ. Tôi mong mọi người sẽ cùng tôi chia sẻ và trao đổi qua những bài học mà một người thủ lĩnh cần học hỏi ở thành viên của chính Sao mình nói riêng và các thành viên khác trong Câu lạc bộ nói chung.
Một người thủ lĩnh thì phải nắm torng tay mình một số phương pháp, có thông tin, kiến thức kỹ năng và giải quyết xử lý tình huống. Nếu như người thủ lĩnh đó muốn nắm vững được những thứ trên thì người đó sẽ trở thành một thủ lĩnh giỏi. Nhưng có bao giờ chúng ta có đặt một câu hỏi là trong đầu là động lực nào để chúng ta phải trở thành một người thủ lĩnh giỏi. Đó chính là “các em – thành viên của chúng ta”. Chính các em mới tạo cho ta động lực để tự phát triển mình và trưởng thành hơn. Cũng chính các em là những người nhận định chúng ta đúng nhất vì các em luôn nói đúng sự thật về bản chất của người thủ lĩnh.
Các thành viên trong nhóm tạo cơ sở để gắn kết các thành viên khác chứ không phải là người thủ lĩnh. Vì dù là một người thủ lĩnh giỏi đến chừng nào đi nữa, các thành viên torng nhóm không có sự gắn kết với nhau thì sẽ lâm vào tình trạng chia rẽ, mất hòa đồng với nhau. Nếu như các thành viên có ý thức sẻ chia với nhau thì các thành viên trong nhóm sẽ trở nên mến nhau hơn, hiểu nhau hơn. Người thủ lĩnh chỉ có vai trò là củng cố thêm cho mối quan hệ này thôi. Như vậy các thành viên trong nhóm đã giúp người thủ lĩnh gắn kết thêm các thành viên trong nhóm của mình.
Các thành viên trong nhóm giúp người thủ lĩnh càng thêm dạn dĩ, tự tin hơn trong khi giao tiếp. Vì khi giao tiếp với các em thành viên thì người thủ lĩnh biết thế nào là đúng mực, các xưng hô như thế nào và khi ra ngoài xã hội thì chúng ta biết cách chào hỏi, thăm hỏi những người xung quanh. Vì vậy các thành viên là người tạo cơ sở cho chúng ta thực hành giao tiếp.
Các thành viên chỉ ta biết cách làm việc nhóm như thế nào, là khi làm việc nhóm người thủ lĩnh phải biết cách quản lý, phân công sao cho phù hợp với các thành viên. Không cho thành viên này làm nhiều hơn thành viên kia và làm ít hơn. Và điều đau đầu nhất của người thủ lĩnh là đưa ra quyết định cuối cùng vì ý kiến nào cũng đúng. Nên thành viên trong nhóm giúp cho người thủ lĩnh biết cách đưa ra quyết định đúng nhất vì các em thành viên trong nhóm làm cho người thủ lĩnh phải suy nghĩ và phân tích.
Các thành viên trong nhóm làm cho người thủ lĩnh biết cách biết cách kiên nhẫn hơn. Một người thủ lĩnh thường gặp một chuyện gì đó thì muốn làm cho nhanh, khi không làm được thì lại bỏ đi và khi các thủ lĩnh tổ chức các trò chơi mang tính kiên nhẫn như xếp ghế thì khi xếp ghế quá cao thì ghế sập nhưng các em vẫn làm lại từ đầu. Thì lúc đó người thủ lĩnh sẽ tự nghĩ lại bản thân của mình như thế nào. Và cũng theo tôi là khi sinh hoạt thì người thủ lĩnh đừng sinh hoạt miêng quá lâu, thì lúc đó sẽ tạo môt không gian chán nản cho các thành viên, nên người thủ lĩnh nên kết hợp giữa nói và chơi. Và khi đặt một chủ đề gì đó với các em, thì người thủ lĩnh đừng bao giờ nói hết mà hãy đặt câu hỏi cho các em trả lời và bình luận với nhau. Sau đó người thủ lĩnh mới là người quyết định sau cùng. Người thủ lĩnh đừng bao giờ đặt mình vào tình trạng bí không biết trả lời là ra sao ?
Và khi làm một điều gì đó liên quan đến hoạt động tay chân như nhảy múa, đi bộ … thì người thủ lĩnh bao giờ cũng phải đứng đầu. Vì khi người thủ lĩnh đứng cuối thì các thành viên sẽ không biết làm theo ai, song với đó là sự hỗn loạn đội hình của nhóm. Và khi muốn giao tiếp với phụ huynh của các thành viên thì phải tạo cái gì đó để cho các bé làm, hoặc đặt một câu hỏi để coh các em thảo luận, đừng bao giờ để các em ngồi không.
Vì các em tuổi còn nhỏ, nếu như không có người quản lý thì các em sẽ lộn xộn lên, gây mất hàng.
Người thủ lĩnh phải là một người có sức kềm chế mình, vì các em tuổi còn nhỏ nếu như có làm chuyện gì đó sai thì chúng ta phải kìm chếmình lại không nên tức giận vì sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của các thành viên trong nhóm. Nhưng cũng không nên dễ dãi quá, nếu như người thủ lĩnh dễ quá thì đâm ra các thành viên sẽ không sợ mình. Vì vậy người thủ lĩnh phải kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố nhu và cương.
Vì vậy, qua những điều trên tôi thấy người thủ lĩnh phải học hỏi thành viên của mình. Và khi đó các thành viên sẽ thấy mình như vậy sẽ học ngược lại mình. Như vậy sẽ làm nên một nhóm vững chắc và gắn bó giữa thành viên và thủ lĩnh.
⊱❀M.Phụng – Admin❀⊰