Tên của hành tinh này được đặt dựa vào nguyên tố hỏa của Ngũ Hành; chữ Nho viết là 火星 (Hỏa tinh). Vì Sao Hỏa phản chiếu ánh sáng mầu đỏ, các văn hóa Tây phương dùng tên Mars của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Ares (Άρης). Ngoài ra Sao Hỏa cũng được nghiên cứu bởi nhiều nền văn hóa cổ khác như Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập…
Sao Hỏa cũng là nguồn gốc của nhiều truyện giả tưởngnói đến “người Sao Hỏa” và các giả thuyết khoa học như “kênh đào”, sự
hiện diện của nước ở thể lỏng và của sự sống trên Sao Hỏa. Trong khi
“người sao Hỏa” cũng như các “kênh đào” đã được chứng nghiệm là không
có, sự hiện diện của nước và của sự sống trên Sao Hỏa – nhất là dưới
dạng của vi khuẩn – được một số nhà khoa học chấp nhận sau những khám phá vào năm 2004.
Khí quyển
Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng với một áp suất ít hơn 1% áp suất tại Trái Đất. Hơn 95% của khí quyển là thán khí (CO2), tiếp đến là 3% đạm khí (N2) và 1,6% agon (Ar). Bầu khí quyển của Sao Hỏa chứa rất nhiều bụi, điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt.
Sự khám phá của mêtan (CH4) trong bầu khí quyển của Sao Hỏa vào năm 2003 là một điều ngạc nhiên đối với các nhà khoa học vì thường thường mêtan chỉ được tạo ra bởi núi lửa hay bởi các sinh vật.
Nhiệt độ và ánh sáng từ Mặt Trời
Trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời, nhiệt độ tại bề mặt của Sao Hỏa gần giống tại Trái Đất nhất: mùa hè tại Sao Hỏa lạnh tương đương với mùa đông tại châu Nam Cực. Vì ở xa Mặt Trời hơn, nên Sao Hỏa chỉ nhận được 1/2 phần ánh sángkhi so sánh với Trái Đất. Thêm vào đó là một bầu khí quyển mỏng nên
nhiệt độ trên Sao Hỏa bình thường ở dưới -110 °C trong mùa đông.