Tiếng “cảm ơn” thốt ra làm người nói và người nghe đều vui. Đó là kiến thức đạo đức căn bản. Gia đình coi trọng việc giáo dục con trong giao tiếp, cha mẹ vẫn nói tiếng “cảm ơn” con mình như một tấm gương soi. Và đã từ lâu lời cảm ơn đã trở thành văn hóa trong giao tiếp – ứng xử.
Từ “xin lỗi” cũng vậy, khi làm việc gì tổn thương tới người khác (dĩ nhiên là cái tổn thương không cố ý), ta phải “xin lỗi”. Lỡ va chạm vào một người khác, lỡ đánh rơi một vật gì của người khác, hay con em mình có thái độ không tôn trọng người lớn… và… chúng ta đều “xin lỗi”.
Trong cuộc sống, nền tảng đạo đức được tôn vinh và là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đại bộ phận trong giới trẻ ngày nay tiếng “Cảm ơn” – “Xin lỗi” đã thưa thớt dần. Phải chăng các bạn trẻ không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp người hỏi thăm đường, hỏi thăm nhà không có lời “cảm ơn”. Người đánh rơi đồ vật, tài sản được người đi đường lượm và trả lại cũng không có lời “cảm ơn”…
Từ “Xin lỗi” đa số các bạn Trẻ cũng bỏ quên và không ít trường hợp đáng tiếc bởi tiếng “Xin lỗi” không có đã dẫn đến bạo lực trong giới trẻ ngày nay như các bài báo Tuổi trẻ – Thanh niên đã đưa tin gần đây. Người ta đã ít dùng đến nó. Người ta không muốn nhận lỗi, cho dù họ đã làm tổn thương đến người khác. Chuyện nhỏ đã đành, chuyện lớn cũng vậy. Và trong đời sống, dần dần có một bộ phận khá đông người đã không hề biết đến hai cặp từ “cảm ơn” và “xin lỗi”.
Các bạn trẻ ơi! Hãy Sống – Lao động – Học tập – Rèn luyện tu dưỡng đạo đức như 5 Điều Bác Hồ dạy và trở thành công dân có ích cho đất nước.
Tôi hy vọng rằng, bài viết này là những lời chia sẽ và động viên các bạn. Hai từ “Cám ơn” – “Xin lỗi” không làm chúng ta mất mát gì đâu! mà nó còn giúp chúng ta có được tình bạn. Tục ngữ có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Chúc các bạn “Sức khỏe – Hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống”
Trân trọng cảm ơn!