ỨNG PHÓ VỚI ĐẠP GAI, ĐINH, VẬT SẮT NHỌN

Trước tiên phải xem nếu còn đầu gai, phải lể lấy đầu gai ra. Sau đó cố gắng làm cho máu chảy ra để chất bẩn trôi theo, vì thường thì vết thương loại này sâu mà miệng thì rất nhỏ nên khó mà rửa cho sạch được. Nhất là khi vết thương thường nằm ở gan bàn chân, khó mà nặn máu ra, vì da ở chỗ này rất dày. Chúng ta dùng một khúc cây tròn, đập nhẹ nhẹ ở chỗ vết thương, máu sẽ chảy ra. Sau đó rửa bằng xà phòng, oxy già, cồn… rồi băng lại.\

ỨNG PHÓ VỚI ……..

ĐẠP GAI, ĐINH, VẬT SẮT NHỌN

 

HUỲNH TOÀN Kinh nghiệm & thực tiễn 

Trưởng khoa Kỹ năng Trường Đoàn Lý Tự Trọng

Tổng trưởng Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu 

          Trước tiên phải xem nếu còn đầu gai, phải lể lấy đầu gai ra. Sau đó cố gắng làm cho máu chảy ra để chất bẩn trôi theo, vì thường thì vết thương loại này sâu mà miệng thì rất nhỏ nên khó mà rửa cho sạch được.

          Nhất là khi vết thương thường nằm ở gan bàn chân, khó mà nặn máu ra, vì da ở chỗ này rất dày. Chúng ta dùng một khúc cây tròn, đập nhẹ nhẹ ở chỗ vết thương, máu sẽ chảy ra. Sau đó rửa bằng xà phòng, oxy già, cồn… rồi băng lại.\

          Uống kháng sinh chống viêm nhiễm

          Những vết thương này tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm, phải đi chích ngừa phong đòn gánh

Vướng lưỡi câu

          Lưỡi câu là một vật cong, đầu nhọn lại có ngạnh sắt, nếu bị vướng vào thì rất khó gỡ ra. Có nhiều trường hợp bị vướng lưỡi câu nhưng lúng túng không biết xử lý như thế nào. Xin hướng dẫn phương pháp gỡ lưỡi câu như sau:

–        Cố gắng chịu đau, xoay lưỡi câu cho đầu nhọn và ngạnh ló ra

–        Dùng kềm bén bấm đứt đầu nhọn và ngạnh

–        Rút ngược lưỡi câu ra

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng