Ngày tháng qua đi, năm ấy Vàng đã lớn và mẹ Vàng cũng đã già yếu. Vàng một thân đi làm nuôi
mẹ và nuôi mình. Thỉnh thoảng Vàng còn làm giúp hàng xóm. Tuy công
việc nặng nhọc, bụng đói, nhưng ai nhờ việc gì Vàng đều cố sức làm
đâu ra đấy. nét mặt lúc nào cũng vui vẻ. Vì vậy láng giềng ai cũng
quý mến Vàng.
Tiếng lành đồn xa. Nhà
vua biết tin Vàng làm ăn khéo, lại giỏi. Một hôm bèn cho lính đi gọi
Vàng về lợp nhà cho mình. Vàng đến và trèo lên nhà ngay.
Trong khi dỡ mái xuống,
chàng trông thấy phía dưới sân nhà một cô gái đang ngồi dệt vải.
Vàng muốn biết mặt cô gái liền ngửa cổ nhìn lên, nhưng cô gái vẫn
cúi mặt xuống tấm vải, tay đưa thoi. Vàng nghĩ ra một kế khác: lấy
sợi lạt cứa vào tay mình cho chảy máu xuống tấm vải. Nhưng uổng
công, cô gái vẫn thản nhiên đưa thoi. Vàng thấy không xong, càng nóng
lòng bèn đánh bạo gọi:
– Cô ơi! Cho tôi xin miếng
giẻ buộc chỗ đứt tay cho khỏi chảy máu.
Lần này cô gái đứng dậy
đi tìm cái gậy và buộc miếng vải vào đầu gậy rồi từ từ giơ lên
nóc nhà nhưng vẫn không hề nhìn Vàng. Thấy đầu gậy đã sát tay mình
mà cô nàng không ngẩng mặt lên, Vàng lại giả vờ gọi:
– Cô ơi! Chua tới… chỗ
này cơ mà!
Cô gái tưởng mình giơ
lệch chỗ, mới ngửa mặt nhìn lên. Vàng thấy khuôn mặt xinh đẹp của cô
gái hiện ra.
Tối hôm ấy, Vàng về nhà
nói với mẹ:
– Mẹ ơi! Hôm nay con đi lợp
nhà cho vua thấy con gái của vua xinh đẹp lắm. Mẹ đi hỏi cho con lấy
cô ta làm vợ.
Bà mẹ nghe nói không khỏi
ngạc nhiên. Một lát, bà thở dài:
– Mẹ con ta nghèo. Vua nào
lại gả con gái cho con.
Nhưng Vàng cứ một mực van
nài mẹ. Cuối cùng để chiều con trai, bà đi hỏi vua. Mẹ Vàng chưa nói
hết lời, nhà vua đã nổi cơn lôi đình mắng vào mặt:
– Nhà ngươi láo thật. Dám
đi hỏi con gái ta cho thằng khố rách áo ôm nhà mày ư? Lính đâu, đem
mụ già vào cối giã.
Bọn lính răm rắp tuân
theo. Mẹ Vàng bị một trận nhừ tử. Bà van lạy mãi nhà vua mới bằng
lòng thả cho về.
Khi mẹ đi, Vàng ở nhà đứng
ngồi không yên, bụng như có lửa đốt. Vàng hết ra trông lại vào ngóng.
Thoáng thấy mẹ về, Vàng đã hỏi ngay:
– Mẹ ơi! Được chứ! Nhà
vua đồng ý chưa?
Mẹ Vàng thở không ra hơi:
– Vợ con gì. Chưa nói hết
lời, mẹ đã bị vua sai lính bỏ vào cối giã, lại còn chửi mắng. Con
muốn lấy thì đi mà hỏi.
Ít lâu sau, Vàng lại đòi
mẹ đi hỏi con gái vua cho mình. Thương con, mẹ Vàng lại đánh liều đi
hỏi một lần nữa.
Khi bà già đến, nhà vua
lần này không chửi mắng và sai lính bỏ vào cối giã như lần trước
nữa, mà nói với mẹ Vàng:
– Nhà ngươi muốn công chúa
ta làm con dâu thì về bảo con trai tìm cho ta một chum bọ chó và một
cái chĩnh dái gà đem đến đây nộp thì ta mới gả công chúa cho.
Mẹ Vàng về nhà thuật
lại cho con nghe. Vàng lập tức đi tìm khắp chốn, khắp nơi, nhưng không
sao kiếm được một chum bọ chó và một chĩnh dái gà. Chàng buồn rầu
khóc bên bờ suối. Bỗng một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên, hỏi:
– Làm sao cháu khóc?
Vàng thưa:
– Mẹ cháu đi hỏi con gái
vua cho cháu, vua bảo phải tìm bằng đủ một chum bọ chó, một chĩnh
dái gà thì vua mới gả. Cháu đi tìm khắp chốn nơi không được cháu
buồn cháu khóc.
Cụ già nói:
– Không lo, cháu về trồng
thật nhiều vừng đen và khoai sọ, đợi khi vừng chín, khoai sọ mập cũ,
cháu gặt vừng đập lấy hột cho vào chum, rồi bắt mấy con bọ chó rắc
lên trên, bịt kín miệng chum lại. Sau đó, cháu đào khoai sọ đem cạo
vỏ luộc chín đổ vào chĩnh rồi bắt mấy con gà sống mổ thịt lấy
dái nó để trên chĩnh khoai và bịt kín lại đem đi nộp vua.
Y lời, Vàng về nhà làm
theo lời cụ dặn. Mấy tháng sau, vừng đã chín, khoai sọ cũng đầy đủ.
Vàng làm đúng như lời cụ già và mang đến cho nhà vua.
Vua nhận được đồ lễ bèn
mở ngay chum bọ chó nếm thử. Vua khen:
– Úi chao! Ngon quá! Thơm như vừng.
Rồi vua lại mở chĩnh dái
gà ăn mấy miếng tấm tắc:
– Tuyệt! Tuyệt! Bùi như
khoai sọ.
Ăn hết chum bọ chó và
chĩnh dái gà, nhà vua trở mặt:
– Ngươi muốn làm rể ta à?
Chưa đủ đâu! Ngươi phải đi kiếm một đôi gà tiên, một trống một mái đem
về nộp cho ta thì lúc đó mới nói đến chuyện vợ con.
Vàng tức lắm. Nhưng đành
phải đi tìm gà tiên. Được ba ngày, đi mỏi rời chân mà không thấy gà
tiên đâu cả. Vàng ôm mặt khóc. Cụ già khi trước lại hiện lên hỏi:
– Làm sao cháu khóc?
Vàng đáp:
– Thưa cụ, vua bảo cháu
phải đi tìm một đôi gà tiên, một trống, một mái tới nộp thì vua mới
gả con gái cho. Cháu đi tìm ba ngày mà chẳng được.
Nói xong, Vàng lại ôm mặt
khóc.
Cụ già bảo:
– Thôi, không khóc nữa.
Gần nhà cháu có cái hang đá, bên trong có vợ chồng gà tiên. Hàng
ngày cứ đến giờ ngọ, vợ chồng mới ra cửa hang. Gà chồng đứng một
bên gáy, gà vợ đứng một bên nghe, cháu đến rình mà bắt. Gà gáy
tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau, cháu đừng bắt, gáy tiếng thứ
hai, chúng xích lại gần nhau hơn, cháu đừng bắt. Đến tiếng thứ ba,
chúng sát lại bên nhau, cháu lại bắt cả đôi sẽ có gà tiên nộp vua.
Hôm sau, Vàng tìm đến hang
đá ngồi rình. Đúng giờ ngọ bỗng cửa hang từ từ mở ra. Ga trống
tiên, gà mái tiên đi ra, mỗi con đứng một bên cửa hang. Gà trống bệ
vệ vươn cổ gáy tiếng thứ nhất, chúng xê lại gần nhau. Vàng vẫn ngồi
yên. Gáy tiếng thứ hai, đôi gà xích vào nhau tí nữa. Vàng vẫn không
nhúc nhích. Gáy tiếng thứ ba, gà trống, gà mái sát lại liền nhau.
Lúc đó Vàng mới xông đến chộp lấy chân gà. Nhưng lạ thay, gà khoẻ vô
cùng, chúng kéo tay Vàng vào hang, tức thì cửa đóng sập lại. Tay
Vàng bị kẹp, đau quá cố rút ra, nhưng càng rút càng đau.
Qua một đêm, bà mẹ ở nhà
không thấy con về sốt ruột quá bèn đi tìm. Đi mãi, đi mãi đến hang
đá, bà thấy con nằm lăn ở cửa hang, bèn hỏi:
– Sao thế! Sao lại bị kẹp
cả tay hả Vàng?
Vàng mếu máo đáp:
– Con tìm được gà tiên
rồi. Nó lôi con vào, con vẫn túm chặt chân nó, bị kẹp… mẹ cứu con
với!
Mẹ Vàng vừa thương vừa
bực, trách con:
– Đấy mẹ đã bảo! Mình
là con nhà nghèo ,à đòi lấy con vua. Lần trước vua bắt con nộp bọ,
dái gà, lần này lại bắt nộp gà tiên đến nỗi mắc cạn khổ thế này.
Nói xong, bà túm lấy con
kéo ra ngoài. Nhưng kéo thế nào cũng không ra. Bà tức quá nói tục
một câu. Hang thần nghe không nhịn được, phì cười, cửa hang mở toang
chốc lát, Vàng rút được tay, kéo cả đôi gà ra ngoài và trở về nộp
vua.
Đến nhà vua, Vàng quỳ
xuống mà rằng:
– Muôn tâu Hoàng thượng,
thần đi tìm bọ chó, dái gà, gà tiên, con đã tìm đủ rồi, bây giờ vua
cho thần được đón công chúa vua về ở với mẹ con thần.
Vua lại bảo:
– Đồ lễ cưới ngươi nộp
đủ rồi. Bây giờ ngươi muốn đón vợ thì phải có nhà ở. Trong vùng
này, có ông Thạch Long nhà to nhất, đẹp nhất, ngươi về làm được như
thế thì hãy đến đây ta mới cho rước dâu.
Vàng lại quay về. Đến
nhà Thạch Long, chàng lấy gậy đạp xung quanh nhà để đánh tiếng,
Thạch Long nghe có người đạp vào nhà mình, chạy ra hỏi:
– Ai đập gì nhà tôi đấy?
Vàng đáp:
– Vua bảo tôi làm nhà to
đẹp như nhà ông thì mới gả công chúa cho. Tôi đến thử đây.
Thạch Long nói:
– Cái hạng mày mà lấy
được con vua thì tao nhường lại cái nhà này cho mày ở.
– Ông nói thật hay nói
dối?
– Tao nói dối với cái
thứ mày làm gì?
Vàng lấy cái đinh đóng
vào cột rồi bảo Thạch Long: “Tu mi nam tử, nói thì phải như đnh
đóng cột. Tôi đóng cái đinh này để làm chứng”.
Vàng đi đến nhà vua xin
đón vợ về nhà mới. Hàng xóm láng giềng rậm rịch theo sau, thổi
kèn, đánh trống, chuyện trò vui vẻ. Đến nhà Thạch Long, Vàng gọi
Thạch Long và bảo:
– Tôi đón dâu về rồi, ông
dọn nhà đi nơi khác cho vợ chồng tôi ở.
Thạch Long mắng:
– Nhà của tao sao mày lại
đuổi tao đi?
Vàng vặn lại:
– Hôm nọ ông nói gì với
tôi. Đinh đóng cột còn kia. Ông ở được thì ông ở cái nhà này. Không
nhổ được thì ông đi nơi khác.
Thạch Long cố hết sức
nhổ nhưng không được, phải đi nơi khác.
Vàng đưa vợ về nhà Thạch
Long, rồi cả hai vợ chồng cùng đi đón mẹ. Khi vợ Vàng đến, mẹ Vàng
không tin, hỏi:
– Cô là ai mà đến đây đón
tôi?
Vợ Vàng thưa:
– Con là con dâu của mẹ.
Vợ chồng con về đón mẹ đến ở với chúng con.
Mẹ Vàng trông thấy Vàng
mới tin, bèn theo hai con đi ở nhà mới. Từ đấy gia đình mẹ Vàng thêm
một người con dâu biết dệt vải giỏi. Nàng cũng rất mực thương quý
mẹ chồng.
Năm sua, có giặc vua nước
bên sang cướp. Vàng được vua cha sai đi đánh. Chàng bàn cùng với quân
lính lấy rơm bện hàng nghìn hàng vạn người giả đem cắm khắp ngả
đường, chờ giặc. Giặc đến, thấy bên Vàng quân sĩ hăng hái, lại đông
hàng nghìn, hàng vạn, bèn rút lui.
Nhà vua thấy con rể tài
giỏi, làm giặc lui không phải đánh, liền nhường ngôi cho.
Từ đó dân bản yên ổn làm
ăn. Vợ chồng Vàng sống hạnh phúc bên nhau.