Cố gắng xác định sơ bộ xem đó là rắn lành hay rắn độc. Nếu tại vết cắn thấy cả hai hàm răng với nhiều vết chấm hình vòng cung, không thấy vết răng nanh là rắn lành. Còn nếu tại nơi bị cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc.
Nếu đúng là bị rắn độc cắn hoặc không xác định được chắc chắn là rắn lành hay rắn độc, cần ngồi yên, tuyệt đối không cử động phần cơ thể (chân, tay…) bị rắn cắn vì cử động sẽ làm cho chất độc lan nhanh trong cơ thể. Nếu bị cắn ở chân, nạn nhân không được đi, hay chạy.
Nếu có phương tiện sơ cứu có thể làm như sau: Rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng dao sạch (đã khử khuẩn bằng cách hơ trên ngọn lửa) rạch một đường dài khoảng 10mm, sâu độ 3mm tại vết răng nanh, sau đó nặn ra ít máu. Sát khuẩn vết rạch bằng cồn 70o hoặc thuốc tím 0,1%, nước oxy già 12 thể tích, nước muối 9‰, rồi băng vết thương bằng gạc vô khuẩn.
Điều cần lưu ý
Nếu vết cắn đã bị hoại tử hoặc rắn đã cắn nửa giờ thì không nên rạch da vì không có tác dụng.
Nạn nhân và những người có mặt không được sờ vào miệng rắn cho dù rắn đã bị đánh chết hoặc đầu rắn đã bị chặt rời khỏi thân.
Sơ cứu xong, cần bất động chi bị cắn, chuyển nạn nhân đi bệnh viện ngay. Nên chuyển nạn nhân bằng cáng, hoặc ô tô, không nên chở bằng xe đạp, xe máy nhất là khi nạn nhân có dấu hiệu bị sốc hoặc liệt phần chi bị rắn cắn.
Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở của nạn nhân. Chú ý phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp, truỵ tim mạch để có cách xử trí kịp thời. Nếu do rắn hổ (hổ mang, cạp nong, cạp nia…) cắn, sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm rất sớm, thường chỉ sau 5 phút đến 1-2 giờ, nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ, người mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó há miệng, sụp mi, giãn đồng tử, mạch nhanh, huyết áp tụt, rồi ngừng tim, ngừng thở và tử vong. Nếu do rắn lục cắn, nơi bị cắn sưng tấy nhanh, chỉ sau 6 giờ toàn chi bị cắn sẽ sưng to, tím tái, sau 12 giờ vết cắn bắt đầu hoại tử, nạn nhân bị truỵ tim mạch, viêm thận, suy thận cấp.
Đề phòng rắn cắn
Rắn thường kiếm mồi về đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc, hoặc treo mình trong bụi cây rậm rạp, ẩm thấp, tối tăm, do vậy:
Khi cần đi qua những nơi này, nhớ đi ủng, hoặc mang theo gậy dài vừa đi vừa khua để xua đuổi rắn. Không ngồi ở gò, đống, bờ bụi, gốc cây có nhiều hang hốc. Không nằm nghỉ dưới đất gần các bụi cây rậm rạp
Muỗi đốt Loài côn trùng này hiện diện khá nhiều trong nhà chúng ta. Khi bị muỗi đốt, dân gian có rất nhiều cách để ngăn sưng đỏ và ngứa. Cứ 5 phút một lần, lấy mặt trong của vỏ chuối chà xát lên vết muỗi đốt hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt sẽ thấy rất hiệu quả. Nên thực hiện 3 lần trong ngày.
Bạn cũng có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt, đắp lên đó một miếng gạc, sẽ không bị ngứa và sưng. Hoặc dùng nước cốt chanh tỏi, hành tây đập giập, thoa lên chỗ muỗi đốt cũng có công dụng tương tự. Nếu không muốn muỗi “quấy rầy”, bạn hãy dùng lá bạc hà, tía tô, lá cà chua vò nát lấy nước bôi lên da, chúng sẽ sợ mùi và không dám lại gần bạn.
Rết cắn – Nếu bị rết cắn sẽ gây đau, sưng tấy và có thể chết người. Tuy nhiên, có một vài cách trị dân gian khi rết tấn công. Cũng như khi bị rắn cắn, tốt nhất bạn hãy dùng sợi dây buộc chặt bên trên vết thương. Tiếp theo bạn lấy nước muối rửa vết thương. Sau đó nhanh tay móc nhớt trong cổ con gà hay nhớt ốc sên, bôi lên vết thương (tuy nhiên cách này không vệ sinh lắm).
– Bạn cũng có thể lấy một ít hạt mè (vừng) nghiền nát, đắp lên vết rết cắn. Hoặc dùng lá bạc hà rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương. Hạt khổ qua rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, hãy cho nạn nhân ngậm một miếng phèn chua to bằng đầu ngón tay.
– Để đuổi rắn, rết, bạn giã nhỏ tỏi, hành lá và thuốc lá, viên tròn và ném vào chỗ rắn, rết ở thì chúng sẽ tự động bò đi chỗ khác. Có thể trồng cây sả xung quanh nhà sẽ làm cho rắn không tìm đến nhà bạn.
Ve cắn Khi bị ve cắn, không được tự dứt ra mà phải xử lý bằng một trong các phương pháp sau: Lấy nước điếu đặc (phần nước giữ trong điếu thuốc lào) chấm vào miệng con ve để tự nó nhả ra, sau đó lấy vôi tôi xát vào vết cắn. Hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve, sau đó lấy vôi tôi bôi vào vết cắn. Nếu tự dứt con ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Trong trường hợp này, lấy thuốc là tẩm nước điếu đắp lên vết cắn và băng lại. Sau đó dùng toa thuốc: Ké đầu ngựa 20g, cỏ chỉ thiên 20g, cây vòi voi 20g, bồ công anh 40g đem sắc đặc, ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi