CHIA SẼ KINH NGHIỆM QUẢN TRÒ

     2. Tiếp theo đó là người quản trò phải biết cách sử dụng trò chơi đúng đối tượng và phù hợp với trò chơi:

–  Khi chuẩn bị cuộc chơi, quản trò phải quan sát trạng thái tâm lý, niềm say mê nhiệt tình của người chơi, từ đó lựa chọn những trò chơi cho phù hợp. Ví dụ: khi người chơi vừa đến chưa quen biết gì mà người quản trò cho chơi ngay những trò mang tính “đụng chạm” tế nhị cao thì đến 90% là họ sẽ phản cảm và không tham gia.

–  Hãy chọn những trò chơi đơn giản mà mọi người đều có thể dễ dàng thực hiện. Khi người chơi đã nhập cuộc thì tiếp tục đưa vào những trò chơi đòi hỏi cao hơn, phức tạp hơn, sôi động hơn. Cũng cần có những trò chơi hấp dẫn dành cho phần kết thúc để người chơi có cảm giác “thòm thèm” muốn chơi nữa.

    3.  Bắt đầu cuộc chơi một cách dí dỏm, hài hước, hấp dẫn: sự thu hút ban đầu luôn tạo được ấn tượng với người chơi về sau.

      –  Vì vậy, lúc bắt đầu chương trình nên dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giao lưu với người chơi. Một kinh nghiệm khi tôi theo dõi các chương trình, nếu ban đầu khi người quản trò nói chuyện giao lưu với người chơi trước khi bắt đầu chương trình thì những người chơi đó là những người chơi tới cùng.

–  Khi bắt đầu trò chơi thì giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa cũng như cách chơi và những “luật lệ” cần tuân thủ một cách ngắn gọn, hài hước và dễ hiểu. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật.

– Có thể cho mọi người chơi thử một lần: “chơi nháp”, sau đó tiến hành chơi thật và cử trọng tài bắt lỗi những ai phạm luật.

   4.  Biết điều hành trò chơi một cách linh hoạt, thông minh: Dự kiến những tình huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý.

  –  Quản trò cần lưu ý về tâm lí đám đông, đó là khi thấy mọi người vui thì minh cũng sẽ vui theo, nên quản trò phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện ra những người lanh lợi, hoạt bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi.

–  Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng.

–  Cuộc chơi bắt đầu từ những trò chơi đơn giản nhất và phức tạp lên dần. Biết dùng những trò chơi phụ làm “hình phạt” tạo điều kiện cho mọi người được thư giãn và biết chấm dứt cuộc chơi đúng thời điểm (tốt nhất là vào lúc cao điểm) hay đã phân định thắng thua rõ ràng. Cố gắng duy trì một bầu không khí hoàn toàn thoải mái, thư giãn thật sự, không kể gì thắng hay thua.

    5.  Biết cách luyện tập tác phong phù hợp trong khi điều khiển trò chơi:

– Dáng điệu, cử chỉ của người quản trò phải tạo được thiện cảm, tạo sự chú ý ban đầu, tạo nên sự gần gũi thân quen trong suốt cuộc chơi. Tâm hồn trong sáng cởi mở toàn tâm toàn ý cho cuộc vui chung. Biết hành động, biết nói sao cho đúng lúc, đúng đối tượng, biết khích lệ tán dương sự cố gắng của mọi người nhằm bảo đảm hiệu quả giáo dục sâu sắc trong cuộc chơi.

– Có bản lĩnh vững vàng, ứng xử nhanh nhẹn không cáu gắt, la mắng.

– Biết cách sẵn sàng thay đổi trò chơi theo yêu cầu của người chơi, đồng thời đảm bảo mục đích cuối cùng của chương trình

     6.  Biết tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, thực sự cầu thị:

–  Qua quan sát những quản trò khác, người chơi trong cuộc rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân về vốn trò chơi, kỹ năng tổ chức chơi và phong cách của người quản trò. Đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến nhận xét quan sát thái độ của người chơi để điều chỉnh những gì chưa hợp lí.

–  Quản trò cần thuộc và hát đúng một số những bài hát cộng đồng (đơn giản, dễ nhớ, dễ hát), để phục vụ cho trò chơi.

–  Nên cần có cuốn sổ để sưu tầm, sáng tác trò chơi, những bài hát cộng đồng và những băng reo trong sinh họat tập thể.

     7.  Mạnh dạn, tự tin, khiêm tốn:

    –  Khi có cơ hội phải mạnh dạn tham gia các cuộc chơi khác nhau, là người chơi tích cực, hăng hái, nhiệt tình trong các cuộc chơi. Phải xuất hiện đúng lúc, mạnh dạn thực hiện vai trò của mình một cách tự tin, gây ấn tượng, tránh đứng ngoài cuộc bình phẩm, chê bai người khác.

    8.  Những điều nên tránh:

–  Đưa ra trò chơi không phù hợp với tâm trạng mọi người, người chơi chưa nắm vững luật chơi, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

–  Những trò chơi xúc phạm đến nhân cách của người chơi, những trò chơi thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục, xâm phạm tự do tôn giáo, ảnh hưởng đến chính trị

– Dùng hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt đối với người phạm luật hay người thua, dễ gây nhàm chán.

–  Dáng vẻ quá đạo mạo, nghiêm nghị khi điều hành như là trọng tài của cuộc thi đấu thể thao.

–  Tỏ thái độ bề trên đối với người chơi

–  Thiên vị hoặc quá dễ dãi bỏ qua hình phạt đối với người phạm luật, người thua.

–  Kéo dài những động tác thừa làm cho người chơi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

–  Tự ái nóng nảy bỏ dở cuộc chơi khi bị xúc phạm hay bị người chơi chê trách.

Nguồn: http://trochoikynang.com

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng