THỦ LĨNH XUẤT SẮC TIÊU BIỂU NĂM 2016 – ANH HUỲNH MINH QUÂN

MỘT KINH NGHIỆM NHỎ

Tự tin nói trước
công chúng, tập thể, đám đông

Huỳnh Minh
Quân – Thủ lĩnh Sao Mai ĐTĐ

 

 Tôi xin kể một mẫu chuyện
nhỏ trong quá trình sinh hoạt với các em, mẫu chuyện Quản Bong Bóng: “Trong một
buổi sinh hoạt tôi hướng dẫn về cách tạo hình bong bóng cho các em, trước khi
hướng dẫn thì tôi móc ra trong túi một cái bóng tròn và tôi bắt đầu thổi, thổi
thổi thổ đến khi quả bóng căng hết cỡ và tôi đưa xuống gần với các em hơn thì
đa phần các em đều sợ hãi né tránh hay thậm chí là chạy ra xa ôm tay lại, tôi lại
gần với các bạn thủ lĩnh, các bạn đều che mặt, tai lại hay chạy ra xa…”  Câu chuyện cho ta biết điều gì? Các bạn biết
chắc là khi quả bóng nổ thì các bạn sẽ không chết, không bị thương nhưng các bạn
vẫn sợ. Cũng như vậy, các bạn biết chắc là nói trước đám đông thì các bạn sẽ
không chết, không bị nổ tung như cái bong bóng nhưng các bạn vẫn sợ và nỗi sợ ấy
là nỗi sợ từ “cái tôi” của các bạn. Bây giờ chúng ta thử phân tích vấn đề nhé!

Cái tôi của
các bạn là gì? Vì sao các bạn sợ cái tôi đến như vậy?

Làm thế nào để
tự tin bước ra trước đám đông và nói chuẩn từng câu từ?

Và làm thế nào
để mọi người lắng nghe tiếng nói của bạn?

“Cái tôi” là gì? Vì sao các bạn sợ cái tôi đến như vậy? Là khi bạn lo
sợ ai đó sẽ chê bạn vì nói không hay, hò hét kêu bạn lui xuống, bạn sợ…bạn
không dám cầm micro, bạn sợ ai đó đụng đến danh dự của bạn đó là cái tôi của bạn,
cái tôi của bạn càng lớn thì nỗi sợ của bạn càng to, và mọi việc sẽ trở nên tồi
tệ nếu bạn chỉ nghĩ đến bạn đến những điều “quá lố” sẽ xảy đến với bạn.

Làm thế nào để tự tin bước ra trước đám đông và nói
chuẩn từng câu từ?

Nguyên nhân
thường mắc phải là các bạn luôn hình dung ra những điều tồi tệ xảy đến các bạn
(nói sai, nói lắp, quên bài, bị chê…..) và khi các bạn hình dung ra những tình
huống xấu như thế thì não ngay lập tức sẽ bật trạng thái báo động tim đập mạnh,
thanh quản cứng đờ và khi đó các bạn chỉ muốn hét lên, bước ra khỏi nơi đó ngay
lập tức. Vậy làm sao tránh nó bây giờ? Như vậy thì các bạn phải cần luyện tập
nhiều hơn nữa, nói trước gương, nói trước các em hay tham gia các lớp đào tạo
kĩ năng làm Mc chẳng hạn và khi đó các bạn sẽ không còn cảm thấy sợ nữa , với bạn
chiếc micro chỉ là vật bình thường thôi cũng không quá đáng sợ. Và song theo đó
thì các bạn cũng phải nhẩm lại bài sắp nói nhiều lần, ví dụ như nếu bạn đang cảm
thấy rất hồi hộp thì bạn nên tìm một chiếc ghế ngồi xuống hít một hơi thật sâu
thở ra nhẹ nhàng và “U….” một tiếng dài, hành động này sẽ giúp cho bạn cảm thấy
thoải mái hơn, làm cho thanh quản mềm ra và sẽ nói hay hơn lấy lại được sự bình
tĩnh, và hành động này cũng sẽ giúp cho bạn quên đi những hồi hộp lúc nãy.

Làm thế nào mọi người lắng nghe tiếng nói của bạn?

Để mọi người lắng
nghe tiếng nói của bạn thì trước tiên bạn phải có cách mở đầu thật hoàn hảo ví
dụ một trong những cách cổ xưa để mở đầu một buổi nói chuyện thì sẽ có câu
“Chào các anh (chị) và các bạn hôm nay tôi sẽ nói vấn đề….”

Thay vào đó
các bạn có thể kể một câu chuyện mở đầu liên quan đến vấn đề cần nói, bản năng
tám chuyện tò mò trong ai cũng có nếu bạn mở đầu bằng câu chuyện họ sẽ chú ý lắng
nghe bạn xem bạn nói gì và từ đó dẫn dắt vào vấn đề. Bạn muốn tuyên truyền về
hành động xả rác bạn có thể cầm một bọc rác đứng trước mọi người bạn vừa đi vừa
vức rác tứ tung thì lúc đó mọi người sẽ trầm trồ lên hỏi tại sao bạn làm như xả
rác như thế…khi đó bạn sẽ hỏi rác của chính ai? Và khi đó dẫn vào vấn đề mình
muốn nói, và đó là những cách mở đầu cho một buổi nói chuyện, cái gì khởi đầu
ngộ lạ nhất thì sẽ gây nên ấn tượng lâu dài trong mọi người  lâu.

Trên thực tế sẽ có rất nhiều biện pháp để các bạn có thể trở thành “diễn giả”
tài ba trong mắc của công chúng, điều quan trọng là các biết “diễn” như thế nào
sao cho hợp lí, kịch bản sẽ nằm trên giấy nhưng màn diễn là của bạn!

Trên đây là kinh nghiệm “Tự tin nói trước công chúng” có
hiệu quả nhất định của tôi mong các anh (chị) và các bạn góp ý thêm!

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng