Tổ chức  trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt – Trần Thị Mỹ Dung

 KINH
NGHIỆM NHỎ

 

Tổ
chức  trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt

TrầnThị
Mỹ Dung

Thủ
lĩnh: Sao Ngưu Lang

Sao
Bắc Đẩu – Bắc Tao Đàn

 

Theo
như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em là hoạt động vui chơi . Trẻ
em không cần chỉ được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần
được thỏa mãng nhu cầu vui chơi.  Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt
động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc
tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý
nghĩa.  Sau đây tôi xin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài:”Kinh
nghiệm tổ chức trò chơi dân gian trong các buổi sinh hoạt”. Thông qua các hoạt
động vui chơi giúp các thành viên phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ
cộng đồng.

Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các thành viên. Kho
tàng các trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò
chơi nào cũng phù hợp với các thành viên. Vì thế ta nên có sự cân nhắc và lựa
chọn cho các thành viên chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ
nhớ, dễ hiểu. Như ở lứa tuổi tiểu học (lớp 2, lớp 3), khả năng chú ý có chủ định
và nhận thức của các em đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước, nên các em
có thể chơi những trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi  lựa chọn trò chơi dân
gian, tôi thực hiện các điều sau: chọn trò chơi không quá đơn giản cũng không
quá phức tạp; đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi phải dễ kiếm, dễ tìm; trò
chơi đó phải giúp cũng cố tư duy, vận động, kỹ năng cho các thành viên; gây được
sự hứng thú, thu hút sự chú ý của các em; phải có sự tham gia của tất cả các
thành viên. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn ra một số trò chơi dân
gian: ô ăn quan, nhảy cò cò, bà ba đi chợ, mèo bắt chuột, ném còn, cướp cờ, bịt
mắt bắt dê, lựa đậu…

Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho các thành viên
tham gia chơi các trò chơi dân gian.

 +
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò
chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và đa dạng, mang tính đặc trưng và được
thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân
gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó trò chơi
không tiến hành được.

 Ví
dụ như: “Ném còn”  không thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống
của trò chơi đó.  Trò chơi “lựa đậu” đòi hỏi phải có nhiều loại đậu trộn
chung với nhau. Hay đơn giản như trò “bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức
nếu không có dải vải hoặc khăn dài bịt mắt…

 Chính
vì vậy, khi tổ chức cho các thành viên chơi một trò chơi dân gian nào đó, chúng
ta cần tìm hiểu kỷ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần
thiết cho trò chơi.

 +
Hướng dẫn các em đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao): Một
đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ
hùng hục thực hiện các vận động của mình mà các em vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời
đồng dao nào đó. Bài đồng dao khiến cho không khí vui tươi, nhộn nhiệp hơn. Mặc
dù ko phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng hợp với tư duy hồn
nhiên của trẻ.

 Ví
dụ như: chơi “Rồng rắn lên mây”  các em đọc lời “rồng rắn lên mây, có cây
núc nác, ông thầy có nhà không…”. Lời của trò chơi dường như chẳng có  mạch
ý nào rỏ ràng, nhưng thiếu nó trò chơi không thể nào tiến hành.

 Trò
chơi chỉ được tổ chức khi các em đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường
cho các em làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng
dẫn các em chơi. Khi các em đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho các em chơi
các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, các em chơi rất hứng thú và
tích cực tham gia các trò chơi

 +
Chuẩn bị địa điểm tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có cách chơi và luật
chơi khác nhau. Có những trò vận động mang tính tập thể cao, thường có số lượng
người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như:
kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, mèo bắt chuột… Nhưng lại cũng có những trò
chơi tĩnh, các em hay chơi theo nhóm nhỏ như: ô ăn quan, banh đũa… Chính vì vậy,
ta cần nắm vững cách chơi, luật chơi, địa điểm của từng trò chơi để từ đó lựa
chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho các em chơi.

Những trò
chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn
luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự  phán đoán, óc tư duy sáng tạo
và đặc biệt là rèn cho các em sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con
người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Trò chơi dân gian làm
phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo
léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Việc đưa các các trò chơi dân gian phù hợp với nội dung các hoạt động giáo dục
đã thực sự có hiệu quả. Các em hứng thú tham gia, tiếp thu kiến thức một cách
nhẹ nhàng, không gò bó. Và đã đưa các em về được với những
bản sắc dân tộc Việt Nam.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng