ỨNG PHÓ …GIẢM LO ÂU NGOÀI Ý MUỐN

Khi mức độ lo âu quá cao và diễn ra quá thường xuyên sẽ tiến triển thành chứng rối loạn lo âu, và trong trường hợp này rất có thể bạn sẽ phải đến bác sĩ tâm lý và điều trị bằng thuốc. Để tránh lo âu tiến triển thành bệnh, bạn có thể áp dụng ngay loạt những phương pháp giảm lo âu tự nhiên này khi chứng bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

ỨNG PHÓ …GIẢM LO ÂU NGOÀI Ý MUỐN

HUỲNH TOÀN Kinh nghiệm & thực tiễn  từ phụ huynh & Bác sỉ

Trưởng khoa Công tác Đội Trường Đoàn Lý Tự Trọng

Tổng trưởng Tổng Đoàn Sao Bắc Đẩu

 

Thường xuyên bị lo âu, đây là những giải pháp tự nhiên dành cho bạn

Hãy áp dụng ngay những phương pháp giảm lo âu để loại bỏ đáng kể cảm giác tiêu cực này.

Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác lo lắng, dù ít dù nhiều vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Sự lo lắng có thể đến từ công việc, các mối quan hệ, áp lực… Lo lắng không kiểm soát có thể gây suy nhược thần kinh, đưa bạn vào một vòng xoáy hỗn loạn của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. 

Khi mức độ lo âu quá cao và diễn ra quá thường xuyên sẽ tiến triển thành chứng rối loạn lo âu, và trong trường hợp này rất có thể bạn sẽ phải đến bác sĩ tâm lý và điều trị bằng thuốc. Để tránh lo âu tiến triển thành bệnh, bạn có thể áp dụng ngay loạt những phương pháp giảm lo âu tự nhiên này khi chứng bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

 

1.ĂN TRỨNG VÀO BỮA SÁNG 

Ăn cũng là một cách để đẩy lùi chứng lo âu và bệnh trầm cảm. Khi lượng đường trong máu thấp, não sẽ không thể đủ nhiên liệu để hoạt động, chính vì vậy rất dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng, đổ mồ hôi, run rẩy, cáu kỉnh và tim đập nhanh. Ăn đủ chất đạm và chất béo sẽ giữ cho lượng đường trong máu ổn định, ngăn chặn những sự thay đổi bất thường về tâm trạng.

Trứng là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe trí não vì chúng là một nguồn protein và chất béo lành mạnh, đồng thời cũng chứa nhiều choline. Một nghiên cứu cho thấy rằng mức choline thấp có liên quan đáng kể với sự gia tăng các triệu chứng lo âu, và một số nghiên cứu khác cho thấy rằng choline có tác dụng tăng cường chức năng nhận thức và sức khỏe tổng thể của não.

2.HÍT THỞ SÂU 

Hít thở sâu là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn bình tĩnh lại trong lúc đang lo âu. Hành động này kích thích hệ thống thần kinh giao cảm, giúp làm dịu sự căng thẳng và lo lắng. Để giảm lo lắng, hãy thử thở sâu theo kỹ thuật 4 – 7 – 8 đơn giản: Hít không khí vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 7 giây và thở ra trong miệng trong 8 giây. Lặp lại khoảng năm lần hoặc cho đến khi bình tĩnh trở lại.

3.BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU MAGIÊ 

Một chế độ ăn uống cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất sẽ có vai trò rất lớn trong việc giữ cho tâm trạng ổn định. Nhưng nếu phải chú ý đến riêng một chất dinh dưỡng nào thì bạn nên bổ sung magiê, loại khoáng chất chịu trách nhiệm cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu hụt magiê có thể gây ra đau nửa đầu, mất ngủ, mệt mỏi, và những điều này sẽ khiến cho sự lo âu của bạn thêm trầm trọng.

Các loại thực phẩm giàu khoáng chất thiết yếu này gồm có rau lá xanh đậm, hạt bí, hạnh nhân, quả bơ, các loại đậu và đặc biệt là chocolate đen. Chocolate là một trong những liệu pháp đơn giản để chữa trị cho tâm trạng stress, lo âu kéo dài. Chỉ cần khoảng 40gr chocolate đen là đã có thể giảm mạnh cortisol và catecholamin – hai loại kích thích tố gây căng thẳng và lo âu.

4.ĐI DẠO 

Dành thời gian đi dạo trong không gian tự nhiên là một liệu pháp tốt để duy trì cảm giác bình tĩnh và cân bằng trong cuộc sống. Phương pháp này có nguồn gốc từ Nhật Bản, họ cho rằng chỉ cần đi dạo 15 phút trong những không gian tự nhiên như vườn, công viên, dưới hàng cây có thể làm giảm huyết áp và làm dịu tâm trạng của bạn. Thậm chí chỉ cần nhìn ra ngoài cửa sổ có cây xanh và hít thở sâu là đã đủ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gần gũi với không gian xanh tự nhiên có thể làm giảm trầm cảm và các triệu chứng lo âu.

5.UỐNG MATCHA, TRÀ THẢO MỘC THAY VÌ CÀ PHÊ 

Mặc dù cà phê rất thơm ngon và có một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu bạn dễ bị căng thẳng, lo âu thì đây không phải là đồ uống tốt cho bạn. Đó là bởi vì chất caffeine trong cà phê kích thích việc sản sinh ra adrenaline, kích hoạt hệ thần kinh và dễ gây ra căng thẳng, tim đập nhanh, hồi hộp.

Mỗi ngày bỏ ra 7 phút, chẳng sợ stress với các động tác yoga này

Nếu vẫn cần tỉnh táo vào buổi sáng hoặc có thói quen tiêu thụ caffeine thì bạn nên chọn những loại đồ uống có lượng caffeine thấp hơn như matcha và trà thảo mộc. Matcha chỉ có lượng caffeine bằng một nửa cà phê, chúng còn chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bạc hà cũng là một lựa chọn thay thế tốt bởi chúng giúp thư giãn cơ thể và tăng cường ngủ sâu, làm giảm căng thẳng.

6.GIỮ ẤM CƠ THỂ 

Cơ thể con người có những cơ chế tự vệ riêng, một trong số đó là cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi ấm áp và căng thẳng, tiêu cực khi bị lạnh. Căng thẳng là một cơ chế tự nhiên của não bộ để báo hiệu cho chúng ta biết nhiệt độ môi trường đang không phù hợp với cơ thể. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cảm giác ấm áp sẽ giúp làm tăng serotonin trong máu, một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều hòa tâm trạng.

Mùa đông lạnh giá khiến con người dễ căng thẳng, lo âu, chán nản và buồn bã hơn, đó là khi chúng ta mắc phải hội chứng “winter depression” hay còn gọi là trầm cảm theo mùa. Ngâm mình trong bồn nước nóng, mặc đủ áo ấm, cuộn mình bên lò sưởi và uống đồ uống nóng là những cách khiến tâm trạng bạn ít bị lo âu hơn.

7.MASSAGE Massage là liệu pháp tốt để loại bỏ sự lo âu do cơ thể được thư giãn, khí huyết được lưu thông. Nếu việc tìm gặp các chuyên gia massage hoặc mua các loại máy móc massage tốn quá nhiều tiền, bạn có thể khắc phục bằng cách mang theo một quả bóng tennis nhỏ. Mỗi khi cảm thấy căng thẳng và lo lắng, hãy ngồi xuống, sử dụng quả bóng tennis để lăn đi lăn lại dưới bàn chân trần. Động tác này giúp làm giảm đáng kể cảm giác lo âu và căng thẳng đang xâm chiếm lấy bạn.

8.ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC CỦA BẠN 

Bạn không bao giờ có thể thực sự thoát khỏi sự lo âu cho đến khi bạn thừa nhận những gì mình đang cảm thấy. Đầu tiên, hãy dừng nghĩ về những điều làm bạn cảm thấy lo lắng. Sau đó, đặt tên cho cảm xúc mình đang trải qua, có thể là nỗi buồn hoặc sự tức giận. Tiếp theo, xác định vị trí trên cơ thể đang cảm thấy lo lắng, có thể là đau đầu, thắt ngực hoặc bồn chồn trong bụng. Cuối cùng là làm dịu vùng cơ thể đang căng thẳng bằng tác nhân vật lý như massage, bóp đầu, xoa bụng. Ngồi tĩnh tâm cũng là cách để bạn ngừng suy nghĩ và dập tắt sự lo lắng.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng