DẠY TRÈ THÓI QUEN ĂN UỐNG TỐT

Để tăng khẩu phần cũng như khẩu vị cho trẻ trong việc ăn uống, bạn cần thực hiện những thói quen ăn uống tốt để hướng cho trẻ noi theo.

Bạn cần tập cho trẻ những thói quen ăn uống tốt để giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Những thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe trẻ

Thực hiện nguyên tắc chọn thức ăn theo mùa ở mức tối đa bất kỳ lúc nào
có thể. Đây cũng là cách đa dạng hóa thức ăn cho trẻ đồng thời không
tạo cảm giác chán ăn. Cách thức trang trí món ăn một cách tinh tế và
khéo léo sẽ tạo sức hấp dẫn cho các bữa ăn. Nên tạo điều kiện để trẻ
được ăn uống một cách thoải mái, tránh la mắng hoặc nói về chuyện học
hành, công việc trong bữa ăn.

Tổ chức bữa ăn gia đình một cách hợp lý. Hãy lên kế hoạch một hoặc
nhiều hơn những bữa ăn gia đình bằng cách lập bản liệt kê xem mọi người
trong nhà có thể thường xuyên cùng ngồi bên bàn ăn bao nhiêu lần. Sau
đó, lên kế hoạch bổ sung thêm những bữa ăn gia đình vào mỗi tuần. Nếu
bữa ăn tối của gia đình bạn quá bận rộn, hãy điều chỉnh bằng một bữa
điểm tâm hoặc ăn trưa vào thời điểm cuối tuần có tính thư giãn và nhẹ
nhàng hơn.

Nên dự trữ trong tủ lạnh sữa chua thay vì kem, trái cây tươi thay cho
nước ngọt. Hãy cho trẻ ăn trái cây trước bữa ăn khoảng nửa giờ tốt hơn
là sau đó. Tập cho trẻ thói quen chỉ nên uống nước ngọt vào các dịp
tiệc tùng, sinh nhật…

Lưu ý khi cho trẻ dùng mật ong, vì không an toàn cho trẻ dưới một tuổi.

Nên cho bé ăn nhiều trái cây. Khuyến khích
trẻ nói lên cảm nhận của mình về những món ăn như thành phần, mùi, vị…
bằng cách nhận xét như, món này chua, món kia ngọt… thay vì trẻ chỉ
biết nói, món này ngon hoặc món kia không ngon… Đồng thời, bạn hãy kích
thích trí tò mò của trẻ bằng các món ăn có hương vị mới lạ. Trẻ nhỏ
thường thích món ăn có vị ngọt, nhưng bằng sự linh hoạt của mình bạn có
thể hướng trẻ đến các hương vị khác. Thường từ 4 đến 7 tuổi, trẻ cần từ
4 đến 5 lần mới có thể tiếp cận món ăn mới.

Nếu có thể, bạn hãy cho trẻ cùng đi chợ. Điều này có thể giúp cho trẻ
phân biệt được những thực phẩm tốt, xấu khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ học
hỏi từ bạn cách chọn lựa thực phẩm sao cho an toàn hơn. Ngoài ra, việc
cho trẻ vào bếp để nấu ăn cùng bạn sẽ có tác dụng giúp trẻ đánh thức
cảm giác ngon miệng. Từ đó, việc ăn uống đối với trẻ không còn là cực
hình, mà trở thành niềm thích thú của trẻ.

Những điều cần tránh

Không nên cho trẻ dùng thức uống của người lớn như cà phê, nước chè,
nước ngọt có gas, rượu bia… Chất cafein có trong cà phê có khuynh hướng
gây cảm giác hưng phấn khá mạnh đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ
có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến não bộ. Nước ngọt chứa gas có thể gây cản
trở hoạt động của hệ tiêu hóa và gây nhiễm trùng đường ruột. Lượng muối
phos- phate hiện hữu trong thức uống này có tác động trực tiếp đến sự
hấp thu chất sắt của trẻ từ đó gây thiếu máu. Nếu uống nhiều trẻ sẽ đi
tiểu nhiều, khó ngủ và tim đập nhanh. Hơn thế, các thành phần của chè
khi kết hợp với protein của thực phẩm sẽ bất lợi cho hệ tiêu hóa và hấp
thu chất sắt, gây thiếu máu. Rượu bia có nguy cơ dẫn đến nhiều tác dụng
phụ khác ở trẻ, gây kích thích niêm mạc dạ dày, hại gan và thần kinh.

ư thừa chất dinh dưỡng: việc hấp thu dưỡng chất một cách quá độ dẫn đến
thừa dinh dưỡng và làm cho các tế bào phát triển sớm. Khi đến tuổi
thiếu niên, khả năng miễn dịch của trẻ dễ bị suy thoái và chức năng của
các cơ quan khác cũng đồng thời bị giảm sút.

Ăn thực phẩm có chất màu tổng hợp sẽ làm cho cơ thể của trẻ mất dần khả
năng tự giải độc, rối loạn chức năng chuyển hóa dẫn đến khó tiêu, đầy
bụng… Nếu các sắc tố bị tích tụ, có thể gây ngộ độc mạn tính hoặc biến
đổi bệnh lý nếu đi vào dạ dày. Việc cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh quá
nhiều có khuynh hướng làm giảm dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa của dạ
dày và giảm chức năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị. Điều này còn gây
kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy, khẩu vị kém và làm cho trẻ thường
xuyên bị đầy bụng.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X