CHU VĂN AN – NHÀ GIÁO DỤC ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM

Cho nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi, thái tử
Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông). Vượng mất, Dụ Tông (1336 – 1369) lên
nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457
thì mất, chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn, suốt ngày cờ
bạc rượu chè. Ông ta thường gọi bọn nhà giàu vào cung đánh bạc; bắt các
quan thi uống rượu, ai uống được 100 thăng (chén to) thì thưởng cho hai
trật; bắt các công chúa, vương hầu phải hát tuồng trong cung v.v… Chu
Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ xin chém 7
tên nịnh thần. Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về
quê.
Chu Văn An ở nhà ít lâu, rồi đi chơi đây đó. Đến vùng Chí Linh, Hải
Dương thấy thắng cảnh đẹp, ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng, thuộc
làng Kiệt Đắc. Ông lấy hiệu là Tiều Âấn và mở trường dạy học, sống một
cuộc đời thanh đạm.
Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Hoàng tử Phủ con Trần Minh
Tông đánh tan được bọn Nhật Lễ, lên ngôi (Nghệ Tông). Chu Văn An từ Chí
Linh chống gậy ra mừng vua. Trần Nghệ Tông (1320 – 1394) muốn mời ông
ra tham dự việc triều chính nhưng ông từ chối. Bà hiến Từ hoàng thái
hậu đã nói một câu chí lí: “Người ấy là bậc cao sĩ, thanh thiết, nhà
vua không thể bắt làm bầy tôi được đâu…”. Vua thưởng cho mũ áo, ông
nhận và lạy tạ nhưng đem về cho người khác. Ông vui sống với học trò ở
núi Phượng Hoàng, rồi mất vào khoảng cuối tháng 11-1370, thọ 78 tuổi
(theo Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong quá trình dạy học, Chu Văn An đã soạn ra bộ Tứ thư thuyết ước.
Theo tên sách ta có thể biết đây là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn
quyển sách qui định trong chương trình giảng dạy: Đạ học, Trung Dung,
Luật Ngữ và Mạnh Tử. Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy
mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở
miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích
(1744 – 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý
học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì
nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống
lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến
trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh
thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng
đi càng thấy xa…
Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau: Cùng lý: bàn cãi cho biết lý
lẽ của sự vật. Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm
điều gì trái với lương tâm. Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều
nhảm nhí. Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc
làm hại đến nhân tâm. Ơở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An
quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.
Chu Văn An là một nhà giáo tài đức trọn vẹn, có đóng góp to lớn với đất
nước và đạo học. Có thể coi ông là nhà giáo dục học đầu tiên của Việt
Nam vì có nhiều trò giỏi và những công trình biên soạn lớn. Bốn câu thơ
sau đây của Đặng Minh Khiêm (nhà vịnh sử đời Lê) có lẽ đã tóm tắt được
một phần cuộc đời và con người của ông. Tạm dịch như sau:
Sớ thất trảm xong rồi, treo mũ từ quan
Trên núi Chí Linh tiên sinh đã vẹn tiết của mình rất thong thả,
Phong thái trong sạch và tiết tháo cứng rắn của tiên sinh từ nghìn xưa
cũng hiếm có
Lòng ngưỡng mộ tiên sinh của các sĩ phu ngun ngút như đỉnh núi Thái
Sơn.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X