NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22 – 12

Quân đội nhân dân Việt Nam là con đẻ của phong trào cách mạng và nhân dân.

Trong
cao trào Xô Viết Nghễ Tĩnh (1930-1931), cuộc tổng diễn tập đầu tiên của
cách mạng nước ta, đã xuất hiện lực lượng vũ trang nhân dân. Từ những
cuộc biểu tình lưu huyết của công nông Vinh-Bến Thủy đã xuất hiện những
đội tự vệ, những đội xích vệ đỏ đầu tiên. Chính những xích vệ ấy đã đi
đầu trong việc bảo vệ các làng đỏ trong quá trình tồn tại Xô Viết Nghễ
Tĩnh.

Lực
lượng võ trang nhân dân hình thành rõ nét hơn trong thời kỳ vận động
trực tiếp cho thắng lợi của các mạng Tháng Tám (1939-1945). Trong thời
kỳ khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) Đảng ta đã xây dựng đội du kích Bắc Sơn.
Ngày 14.2.1941, Đội du kích Bắc Sơn được chính thức thành lập ở khu rừng
Khuỗi Nọi, xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Hoàng Văn Thụ
thay mặt Trung ương Đảng công nhận và giao nhiệm vụ cho đội. Đội có 32
người chia ra 3 tiểu đội do đồng chí Lương Văn Chi và Chu Văn Tấn chỉ
huy. Vũ khí chỉ co 5 khẩu súng trường, còn toàn súng kíp và dao găm.

Sau
hội nghị Trung lần thứ 8 (5-1941), đồng chí Phùng Chí Kiên, được cử phụ
trách khu căn cứ Bắc Sơn, Võ Nhai. Đội du kích Bắc Sơn được mang tên
mới là Cứu quốc quân cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước trước mắt. Cũng
lúc ấy, ở Nam Bộ, đội du kích Nam Kỳ đã xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ (23.11.1940)

Cùng
với nhân dân các dân tộc Bắc Sơn-Võ Nhai, Cứu quốc quân đương đầu với
cuộc càn quét của 4.000 quân Pháp, khố xanh, khố đỏ và lính dõng. Các
đồng chí Phùng Chí Kiên, Lương Văn Chi hy sinh. Hàng chục đội viên khác
của đội bị sát hại, bị xử bắn ngay ở chân đồn Mỏ Nhài. Nhưng dưới dự chỉ
đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Quốc Việt, ngày 15.9.1941, trung đội
Cứu quốc quân 2 được thành lập tại khu rừng Khuôn Mánh, thôn Ngọc Mỹ, xã
Tràng Xá (Võ Nhai) với 47 chiến sĩ (có 3 nữ) do đồng chí Chu Văn Tấn
chỉ huy.

Trong
8 tháng đánh du kích ở Tràng Xá (7-1941 đến 2-1942). Cứu quốc quân bám
đất, bám dân chiến đấu, lực lượng ngày càng lớn mạnh, từ 47 chiến sĩ đã
tăng lên 70, vũ khí ngày càng tốt hơn do cướp được của địch khiến chúng
phải gọi Cứu quốc quân là “hùm xám Bắc Sơn”

Cũng
lúc đó, ở Pác Bó (Cao Bằng) Hồ Chủ Tịch chỉ thị thành lập đội du kích
Cao Bằng-nơi có phong trào Việt Minh khá nhất-gồm 12 chiến sĩ do đồng
chí Lê Quảng Ba chỉ huy. Để chuẩn bị về lý luận cho công tác xây dựng
lực lượng võ trang, Người đã viết các tác phẩm như: cách đánh du kích,
phép dùng binh của Tôn Tử.

Lực
lượng Cứu quốc quân tiếp tục phát triển. Ngày 25.2.1944, trung đội Cứu
quốc quan 3 thành lập ở Khuối Kịch châu Sơn Dương (Tuyên Quang). Tháng
10-1944. Đội được bổ sung một lực lượng quan trọng sau cuộc vượt ngục
của 12 đồng chí cán bộ Đảng ở nhà lao Chợ Chu, trong đó có các đồng chí
Song Hào, Lê Hiếu Mại…

Sau
hơn một năm bị bọn Tưởng Giới Thạch giam giữ trái phép ở Quảng Tây
(Trung Quốc), Hồ Chủ Tịch về lại Cao Bằng, kịp thời hoãn lệnh khởi nghĩa
của Liên tỉnh ủy Cao Bắc-Lạng, vì đây là thời kỳ “hòa bình phát triển
đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới”

Ngày
22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng
Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ
Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo, đội biên chế thành 3
tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng làm
chính trị viên.

Đội
chỉ có 34 chiến sĩ với 34 cây súng nhưng đều là những chiến sĩ kiên
cường của công nông được chọn lọc từ các đội du kích ở Cao-Bắc-Lạng, một
số đã học quân sự ở nước ngoài, hầu hết đã qua chiến đấu, và điều quan
trọng hơn cả là không có ai không có nợ máu với đế quốc và phong kiến.

Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử
quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ
yếu về đường lối quân sự của Đảng ta: vấn đề kháng chiến toàn dân, động
viên và vũ trang toàn dân, nguyên tắc xây dựng lực lượng võ trang cách
mạng, phương châm xây dựng 3 thứ quân, phương thức hoạt động kết hợp
quân sự với chính trị của lực lượng võ trang, nguyên tắc tác chiến và
chiến thuật du kích của lực lượng võ trang, Hồ Chủ tịch nói: “…Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có
những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ
của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi
suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.

Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới lá cờ đỏ sao vàng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã long trọng đọc lời tuyên thệ. Sau đó,
theo yêu cầu của anh em, đội tổ chưc một bữa cơm nhạt không rau, không
muối để nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ
cách mạng.

Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng chủ lực đầu tiên của quân
đội nhân dân Việt Nam, chấp hành chỉ thị phải đánh thắng trận đầu của
Bác đã mưu trí táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24.12) và Nà Ngần (25.12.1944)
trong hoàn cảnh “ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận”

Chỉ sau một tuần lễ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng
cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một
căn cứ vững chắc.

Tháng
4-1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân và Cứu quốc Quân đã thống nhất lại vào ngày
15.5.1945 và mang têm Việt Nam Giải phóng quân. Lễ thống nhất được tổ
chức tại Chợ Chu (Thái Nguyên) với 13 đại đội.

Tại
các chiến khu cách mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển
trong hình thái 3 thứ quân: tháng 5-1945 thành lập trung đội du kích của
chiến khu Quang Trung tháng 6-1945 đội du kích Đông Triều ra đời, đội
du kích Ba Tơ thì từ tháng 3.1945..

Trong
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân có vai trò rất quan
trọng; 2 giờ chiều ngày 16-8-theo lệnh của ủy Ban khởi nghĩa toàn quốc
và lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ngày 13.8-từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ
lực Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến thị
xã Thái Nguyên, mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc.

Lực
lượng võ trang đã hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chính trị, tổng khởi
nghĩa giành chính quyền. Chỉ sau 15 ngày, ách đế quốc ngót trăm năm,
ngai vàng phong kiến hàng ngàn năm đã bị lật nhào.

Ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn, đánh dấu thời kỳ hình thành của quân đội Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, quân đội ta đã bước vào thời kỳ trưởng thành.

Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại vừa qua, Quân đội nhân dân Việt Nam
cũng như mọi bộ phận khác của nó mang cái tên lịch sử là Giải phóng quân
miền Nam đã góp phần quyết định cùng toàn dân đánh bại tên đế quốc đầu
sỏ, đánh sập ngụy quyền tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào mùa
Xuân 1975.

“…
Quân đội ta có sức mạnh vô địch vì nó là quân đội nhân dân do Đảng ta
xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục” (Hồ Chủ Tịch)

Trên
cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực
lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng
hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ
vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy: “…
Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng…”

Năm 1989, theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22-12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân,
giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu
thể thao, hội thao quân sự… được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn
thể, cơ sở đơn vị…

Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh
giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không
ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh của trước đây cũng
như hôm nay, để hoàn thành mọi nhiệm vụ xứng đáng với tên gọi: Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn

Hoa Nắng – Thành viên website T.Đ Sao Bắc Đẩu

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X