TIỂU SỬ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Với tinh thần yêu nước nồng nàn,
với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những
nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết
tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước.

Tháng 6/1911,
Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á,
châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân
thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết
cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã
đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ
nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải
phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

Cùng năm ấy, Người thành lập
Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm
1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào
công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) “Bản
yêusách của nhân dân Việt Nam”, đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các
quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. .

Tháng 12/1920,
trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành
gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự
kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của
Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản

Năm
1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và
năm 1922 xuất bản báo “Người cùng khổ” ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ
Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục
nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng
sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân.
Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử
làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây
dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông – Nam
châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở
Á Đông.

Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên
và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.

Ngày
3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng)
để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt
Nam.

Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia
công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách
mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung
ương Đảng ta.

Năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Người về
nước triệu tâp hội nghị n thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng,
quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), gấp rút
xây dựng lực lượng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Ngày
22/12/1944, Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải
phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay và xây
dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục
cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập
đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ
lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng
khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc
bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới
thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở
Đông Nam châu Á.

Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều
khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật –
Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu
kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc,
thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi
thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban
chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực
dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới
Thạch ở miền Bắc.

Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền
Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền
Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung
ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài
chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Tháng
7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải
phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa
kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả
nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng
9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai
nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành
Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước
để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh
hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý
tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa
bình và công lý trên thế giới.

Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ
chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị
quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn” (HỒ CHÍ MINH
VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào
năm 1990.

Nguồn: http://tinhdoandaklak.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=28:tieu-su-ho-chi-minh&catid=1:chu-tich-hcm&Itemid=17

 

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X