GHI CHÚ – CÁCH ĐỂ HỌC TỐT

Ghi   chú là một cách học rất hay, không những giúp nhận rõ những điểm chính, phụ, mà   còn giúp

  1. Trước giờ lên lớp: chuẩn bị
  • Tất nhiên là phải xem lại bài cũ cùng những ghi chú trước khi đi học. Như thế sẽ giúp bé hệ thống lại bài học, ghi nhớ những điều đã học để chuẩn bị sẵn sàng và nhanh chóng hiểu được những thông tin mới mà giáo viên sắp cung   cấp.      • Đọc bài trước khi lên lớp, như thế thầy cô cũng sẽ biết bé đã hiểu được đến   đâu để có cách hướng dẫn phù hợp.      • Chuẩn bị đầy đủ những “đồ nghề” cần thiết cho việc ghi chép, có thể là một   quyển vở nháp, sổ nhỏ, bút chì…
  1. Trong lớp: ghi chú
  • Hãy chú ý đến lời giảng của thầy cô, đặc biệt khi thầy cô dùng những “ám hiệu” thông báo sắp đến phần thông tin quan trọng, chẳng hạn như “Hãy nhớ rằng …” hay “Điều quan trọng là …” hay “Quan trọng nhất là …” Nhắc bé chắc chắn   ghi vào sổ của mình những thông tin mà thầy cô lặp lại hay ghi lại trên bảng.
  • Viết nhanh nhanh để có thể ghi kịp những thông tin quan trọng. Bé có thể viết   tắt, ký hiệu, và cũng không cần thiết phải nắn nót sạch đẹp (tuy nhiên vẫn phải   đảm bảo sau đó có thể đọc ra được mình đã viết những gì.)      • Và vì đây là ghi chú của chỉ mình bé thôi, nên có thể đặt cả dấu ? cạnh những   thông tin mà bé cần tìm hiểu thêm.
  1. Sau giờ lên lớp: hoàn chỉnh
  • Viết lại những ghi chú một cách hoàn chỉnh và đàng hoàng, diễn giải ý thành câu, chuyển những ký hiệu hay chữ viết tắt thành từ.  • Hãy tra cứu thêm thông tin để làm rõ những phần bé chưa hiểu và còn đánh dấu   ? Bé có thể tham khảo và tìm thông tin trong sách, sách tham khảo, hay cũng có   thể thảo luận thêm với thầy cô hay các bạn.      • Trong quá trình thảo luận này, các bé cũng có thể bổ sung cho nhau những kiến   thức và cả những ghi chú mà bản thân chưa ghi lại kịp.

Chuẩn bị   thi:

Hãy chuẩn bị một quyển sổ lớn để có thể vẽ ra cả sơ đồ, hay tất cả những   điều có liên quan đến chủ đề mà bé đang cần học… trong 1 trang, hay 1 đôi giấy.   Trong thời đại công nghệ thông tin máy móc tiên tiến hiện nay thì lại càng hay   hơn nữa, bé còn có thêm nhiều công cụ khác hiện đại và tiện lợi hơn nhiều như   PowerPoint hay Mind Map…

Bắt đầu ghi lên đó những điểm chính yếu nhất, rồi từ đó chia thành các   nhánh nhỏ hơn. Hãy ghi tất cả những gì liên quan mà bé nhớ được vào đó, đừng   lo, vì sau đó cũng sẽ làm lại bản sạch sẽ và hoàn chỉnh cơ mà.

Từ những sơ đồ hay gạch đầu dòng hoàn chỉnh   trên, bé hãy diễn đạt lại bằng những từ ngữ của mình một cách mạch lạc và đủ ý.   Nếu được, hãy cho bé đọc vào máy ghi âm để sau đó có thể nghe lại, vì các   nghiên cứu đã cho thấy học bằng cách lắng nghe sẽ có tác động mạnh mẽ hơn với   ký ức. Việc học nhóm để các bé trao đổi, thảo luận với nhau về bài học không   những để các bé giải đáp cho nhau những thắc mắc, mà còn giúp các bé nhớ bài.

Tự kiểm tra, hãy trung thực kiểm tra lại tất cả những gì mình đã ghi chú   trong khoảng thời gian giới hạn.

Lưu ý: nếu các đề tài không nhất thiết phải theo một trình tự thời gian   cố định thì cũng đừng nên để những bài khó nhằn lại sau cùng; bạn có thể cho bé   “demo” bằng một bài đơn giản, nhưng sau đó nên bắt tay ngay vào những đề tài   khó, tránh trường hợp phải lo lắng vì không học kịp một bài quá khó chỉ vì bé   không thích.

Song song với đó, bạn cũng nên giúp bé lập thời gian biểu để bé vừa   không quá mệt mà cũng vừa biết cách phân phối bài học cho hợp lý. Bên cạnh đó   cũng cần đảm bảo bé ngủ đủ giấc và ăn đủ bữa, vì rất khó để có thể tập trung   làm bài tốt nếu tối hôm trước đó bé chỉ được ngủ ít hơn 6 tiếng.

 

Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin

 

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng