THỦ LĨNH TIÊU BIỂU NĂM 2012 – CHỊ NGUYỄN THÙY BÍCH NGỌC

LÀM VIỆC NHÓM PHÁT HUY TINH
THẦN

ĐỒNG ĐỘI – ĐOÀN KẾT GIỮA CÁC
THÀNH VIÊN

Nguyễn Thuỳ Bích Ngọc Thủ
Lĩnh Sao Ngưu Lang

 

 

1. LÝ DO VẤN ĐỀ

Trong xã hội ngày nay, kỹ năng làm việc
nhóm đang dần trở nên phổ biến, đóng vai trò quan trọng giúp hình thành khả năng
phán đoán, tư duy độc lập, đưa ra sáng kiến đồng thời phát huy tinh thần đồng
đội, đoàn kết giữa các cá nhân hoà nhập với tập thể. Làm việc nhóm tạo sự tin tưởng vào những người khác, giao
tiếp và hợp tác với bạn bè. Chúng ta học được cách tôn trọng mọi người và nhận
biết được điểm mạnh và điểm yếu của những người xung quanh. Ngoài kỹ năng cứng trong sách vở, những kỹ năng thực
hành xã hội (kỹ năng mềm) quyết định rất lớn đến thành công trong sự nghiệp và
tương lai của giới trẻ. Thế nhưng với giới trẻ, bài học thực tế này đang thiếu.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho thấy,
trong 100 sinh viên tốt nghiệp có 83 trường hợp bị đánh giá thiếu kỹ năng mềm,
37 sinh viên không tìm được việc làm thích hợp vì nguyên nhân kỹ năng là chủ
yếu. Câu hỏi đặt ra, việc giáo dục  kỹ
năng mềm cho giới trẻ khi nào và ở đâu là thích hợp và đúng thời điểm nhất? Trả
lời cho câu hỏi trên, theo quan điểm của tôi, hình thành các kỹ năng mềm ngay
từ độ tuổi tiểu học là thích hợp nhất. Đó là lý do tôi chọn nội dung này làm
sáng kiến thủ lĩnh của mình.

2. MỤC ĐÍCH

Qua sáng kiến Thủ lĩnh “LÀM VIỆC NHÓM PHÁT
HUY TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI – ĐOÀN KẾT GIỮA CÁC THÀNH VIÊN” tôi mong muốn đưa ra
được những thông tin hữu ích thông qua thực tế kinh nghiệm của mình khi sinh
hoạt nhóm tại Nhóm sao Ngưu Lang nhằm đóng góp những kiến thức của mình làm tư
liệu tham khảo cho những bạn yêu thích công tác sinh hoạt Đoàn – Đội, đặc biệt
là công tác sinh hoạt sao đối với các bé lớp 2,3 tại Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu.

 

II. NỘI DUNG   1. Khái niệm

Trong xã hội
loài người, nhóm hình thành từ rất sớm. Từ thời tiền sử con người hình thành
các nhóm để chống thú dữ, nhóm để cùng săn bắn, xây dựng chỗ ở để cùng chống
chọi với thiên nhiên… Ngay từ nhỏ chúng ta sống trong gia đình, nhóm bạn bè cùng
xóm, nhóm cùng lớp học, nhóm cùng độ tuổi…cho tới khi trưởng thành học tập và
làm việc chúng ta vô tình hay có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm. Vậy nhóm
là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau như:

Nhóm
là hai hay nhiều người làm việc với nhau để cùng hoàn thành một mục tiêu chung.

Hay nhóm là “Một số người với các kỹ năng bổ sung cho
nhau, cùng cam kết làm việc, chia sẻ trách nhiệm vì một mục tiêu chung”

Vậy làm việc nhóm tức là cùng nhau
hướng về một mục tiêu chung, cùng phấn đấu để tìm kiếm sự thành công trong công
việc
.

Hiện nay ở
Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu nói chung và Sao Bắc Đẩu Tao Đàn nói riêng, với sự phát
triển mạnh mẽ về số lượng thành viên đăng ký tham gia sinh hoạt, với nhiều lứa
tuổi khác nhau hình thành nên một số lượng lớn các nhóm tiểu sao, nhóm sao và
chòm sao. Việc tạo nên một giáo trình sinh hoạt phù hợp để có thể hoà nhập giữa
các đối tượng thanh thiếu nhi này đòi hỏi rất nhiều tâm huyết từ Ban Điều hành
Tổng Đoàn, Ban Chủ Nhiệm và đặc biệt là Ban Huấn luyện – các anh chị Thủ lĩnh
những người trực tiếp tham gia công tác huấn luyện, giáo dục kỹ năng. Làm sao
để có thể tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm, giữa các thành viên
nhóm này và nhóm khác? Trong bài sáng kiến này, tôi sẽ chỉ nêu lên dưới góc độ
làm việc nhóm giữa các thành viên nhóm sao và cụ thể hơn là trong nhóm sao Ngưu
Lang của mình.

 

 

2. Nhóm sao Ngưu Lang – kinh
nghiệm quản lý nhóm

Được tách ra từ nhóm sao Thiên Vương với số
lượng thành viên ban đầu là 20, đến nay qua gần hai năm số lượng thành viên tham
gia sinh hoạt tại sao Ngưu Lang đã tăng lên đáng kể, sinh hoạt đều đặn và đặc
biệt ngay từ những bỡ ngỡ ban đầu, các thành viên hiện tại đã có một sự gắn kết
rất tốt thông qua những nội dung sinh hoạt hàng tuần, trong đó hiệu quả từ làm
việc nhóm đã tạo được sự gần gũi, thân thiện, cùng học cùng chơi, gắn kết giữa
các thành viên.

Việc tạo cho các thành viên hình thành nên
các nhóm nhỏ luân phiên từng tuần giúp các bạn mới có thể hoà nhập nhanh hơn
với các thành viên cũ. Bên cạnh đó việc cho các thành viên tự giác xung phong
làm nhóm trưởng giúp các bạn nhỏ có thể từng bước phát huy vai trò lãnh đạo của
mình ngay từ nhỏ.

Vậy làm như thế nào để các thành viên có thể làm việc
nhóm hiệu quả nhất?

2.1Hãy cho
các thành viên cảm giác là một thành viên của nhóm:

Tạo cho các bạn nhỏ
có ý nghĩ mình là một thành viên của nhóm, có quyền tham gia vào các hoạt động
chung của nhóm, quyền quyết định thông qua việc phát biểu đưa ra ý kiến cá nhân
của mình.
Các thành
viên sẽ nhận ra mình là một phần quan trọng trong nhóm của mình, sẽ cảm thấy có
trách nhiệm hơn về hành động của mình.

Trong quá
trình phân chia nhóm đòi hỏi phải có trưởng nhóm và phó nhóm, đây sẽ là cơ hội
để các thành viên thể hiện vai trò lãnh đạo của mình. Thông qua quá trình xung
phong tự nguyện hoặc đồng tình từ các thành viên trong nhóm. Thành viên được
chọn sẽ có ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn trong việc hướng dẫn và giúp đỡ
các thành viên khác trong nhóm nhỏ của mình. Việc lựa chọn tên gọi cho nhóm,
slogan cho nhóm…sẽ là cơ hội rất tốt để các thành viên cùng tham gia đóng góp ý
kiến của mình.

2.2 Chơi cùng nhau

Bất
cứ khi nào 2 hay nhiều đứa trẻ chơi với nhau, chúng lập tức làm thành nhóm. Khi
xuất hiện đánh nhau thì khi đó là dấu hiệu không làm việc nhóm được. Đây chính
là lúc các anh/chị Thủ lĩnh nên xuất hiện và giải thích cho bạn nhỏ tại sao làm
việc nhóm lại quan trọng và làm thế nào để các bạn làm được việc này.

Chơi
cùng nhau dạy cho thành viên giao tiếp hiệu quả. Chúng cạnh tranh nhau và cố
gắng bảo ban nhau để chiến thắng.

Các
trò chơi mang tính đồng đội cao như kéo co…cũng dạy các bạn nhỏ về làm việc
nhóm. Luôn tìm cách cho thành viên nhóm lại chơi với nhau như vậy các anh/chị Thủ
lĩnh có thể sửa cho các thành viên những điều chưa đúng đắn, cho đến khi các
thành viên học được cách chơi cùng bạn bè mình.

2.3 Làm việc cùng nhau

Ban huấn luyện nhóm sao Ngưu
Lang luôn khuyến khích các thành viên của mình làm việc nhóm qua việc chia đội
để hoàn thành các công việc được giao. Việc này giúp thành viên nhận ra mình
cần có trách nhiệm với kết quả của công việc và tất cả sẽ được đánh giá chung
kể cả khi 1 thành viên trong nhóm không làm việc gì cả.

Thông qua chủ đề sinh hoạt từng
tuần, Ban huấn luyện của nhóm sẽ chọn ra những nội dung thích hợp để chia nhóm
và cho các thành viên hoàn thành mục tiêu và công việc của nhóm. Cùng nhau làm
việc và cạnh tranh giữa các nhóm sẽ thúc đẩy các thành viên thực hiện nhanh và
hiệu quả hơn. Chúng ta nên có một phần thưởng nào đó để khích lệ tinh thần giữa
các nhóm và đội để tạo sự khích lệ hơn cho các thành viên.

2.4Giáo dục các thành viên biết phát biểu ý kiến của mình: 

Các
thành viên phải tự nói lên suy nghĩ của mình trong khi làm việc nhóm, đồng thời
đưa ra ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý khi giải quyết vấn đề đó. Tránh để các
bạn nhỏ thụ động ngồi một mình hoặc lơ là khi làm việc nhóm. Với mỗi một nhóm
sẽ có một bạn nhóm trưởng với nhiệm vụ hướng dẫn các bạn trong nhóm. Việc này
sẽ làm cho các anh/chị Thủ lĩnh có thể bao quát hết các nhóm nhỏ, chỉ làm việc
thông qua nhóm trưởng và nhiệm vụ nhóm trưởng quản lý nhóm nhỏ của mình. Với số
lượng thành viên khá đông, các anh/chị Thủ lĩnh không thể đến hướng dẫn từng
nhóm sẽ tốn nhiều thời gian cho nội dung này, thay vào đó sẽ tiết kiệm thời
gian cho các hoạt động khác khi áp dụng mô hình Thủ lĩnh – nhóm trưởng và nhóm
trưởng – thành viên.

2.5Giáo dục ý thức biết tôn trọng ý kiến của bạn: 

Hướng
dẫn cho các bạn nhỏ những cách thức giải quyết các vấn đề, không được bác bỏ ý
kiến của các thành viên khác trong khi làm việc, phải thống nhất cả nhóm để có
kết quả cao nhất. Mỗi người với những ý kiến khác nhau, không ai hay không ai
dở quan trọng là các thành viên đã dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình để cùng
hoàn thành mục tiêu chung của cả nhóm. Việc giáo dục ý thức này là rất quan
trọng, vì ở độ tuổi lớp 2 – 3, các bạn nhỏ rất dễ bị tự ti hoặc mất bình tĩnh
khi bị các thành viên khác cười đùa, châm chọc…

2.6Giáo dục các thành viên  biết phân
chia công việc:
 

Khi
thực hiện làm việc nhóm, giáo dục các thành viên cách phân công công việc cụ
thể cho từng bạn, các thành viên không có quyền giành việc của bạn khác nếu
không được nhóm trưởng hoặc cả nhóm phân công. Việc tạo ý thức cho các thành
viên việc ai được phân công người đó phải hoàn thành sẽ giúp các thành viên tự
lập hơn trong suy nghĩ và quyết tâm thực hiện cho bằng được mới thôi, không bỏ
cuộc giữa chừng hay phụ thuộc vào ba mẹ hoặc người khác.


dụ cụ thể trong nhóm Ngưu Lang, việc phân công công việc cụ thể hàng tuần từ
như lấy ghế, dựng lều…hay mỗi tuần sẽ có một nhóm được phân công tập thể dục
cho các thành viên khác sẽ giáo dục các bạn được phân công nhiệm vụ của mình là
phải làm như thế ở tuần sau thì sẽ có ý thức dậy sớm hơn và chuẩn bị những gì
và sẽ mạnh dạn và tự tin hơn khi đứng trước tập thể. Có thể đối với một số
thành viên ban đầu sẽ rất khó hoà nhập do tâm lý rụt rè nhưng dần dần sẽ tự
hình thành được thói quen cho các bạn nhỏ khi được luyện tập nhiều.

 

2.7 Giáo dục các thành
viên  biết hợp tác với bạn: 

Các
bạn nhỏ nếu biết nhiều sẽ thường xảy ra tình trạng ôm việc và không muốn bạn
cùng làm, giáo dục các bạn nhỏ biết hợp tác cho bạn chơi và làm việc cùng để
khuyến khích giao lưu cũng như giáo dục cho bạn nhỏ sự quan tâm đến người khác.

Giáo
dục các thành viên thông qua những câu chuyện giáo dục trong đời sống hàng
ngày, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”…

2.8 Giáo dục các thành
viên  biết cách diễn đạt ý tưởng của cả
nhóm: 

Khi
sản phẩm đã thực hiện xong, cả nhóm phải nêu lên ý tưởng cho sản phẩm của mình,
điều này bắt buộc các thành viên phải thống nhất các bạn trong nhóm đồng ý,
hoặc không đồng ý trước khi nói với tập thể.

Việc
cho trẻ diễn đạt ý tưởng tại nhóm và sau khi nhận được sự thống nhất của các
thành viên khác để diễn đạt trước tập thể sẽ giúp các bé sáng tạo tư duy, tự
tin hơn trong giao tiếp và thể hiện được tinh thần đồng đội của cả nhóm.

3. Hiệu quả của Sáng kiến Làm
việc nhóm trong sinh hoạt nhóm sao Ngưu Lang

– Phát huy tinh thần đồng đội,
đoàn kết giữa các thành viên

– Phát huy khả năng giao tiếp,
giao lưu học hỏi

– Giáo dục tinh thần trách
nhiệm, tôn trọng ý kiến những người xung quanh mình

– Phát huy tinh thần lãnh đạo,
tự lập

 

III. KẾT LUẬN


hình Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu đang ngày càng được nhân rộng ở các quận, huyện
trong thành phố Hồ Chí Minh, điều này chứng tỏ rằng đây là một sân chơi cộng
đồng rất có hiệu quả và ngày càng đáp ứng được nhu cầu từ quý phụ huynh khi có
nguyện vọng cho con em mình tham gia sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh,
mang tính sáng tạo cao. Môi trường giáo dục vừa học vừa chơi, giúp các bạn
thanh thiếu nhi vừa có thể giao lưu kết bạn, học hỏi những kỹ năng mềm, kỹ năng
thực hành xã hội, điều mà khá nhiều phụ huynh mong muốn cho con em mình hiện
nay. Trong đó kỹ năng làm việc nhóm là một phần không thể thiếu giúp hoàn thiện
kỹ năng sau này cho các bạn nhỏ khi bước vào những môi trường lớn hơn, rộng
hơn. Có thể coi đây là một trong những bước đệm cho các thành viên nhỏ tuổi
ngoài những kiến thức học tập trong trường có thêm một môi trường để thực hành
những kiến thức đó.

Tôi
rất hy vọng những kinh nghiệm,, sáng kiến trên đây của mình cùng với những kinh
nghiệm, sáng kiến của các anh/chị Thủ lĩnh khác sẽ đóng góp một phần nhỏ vào
những công tác huấn luyện của Tổng đoàn sau này cho thế hệ các bạn trẻ yêu
thích công việc Đoàn – Đội đầy nhiệt huyết như thế này.

 Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Nhóm Admin

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X