Những loài bướm xinh đẹp

1. Bướm đuôi dài xanh lá chuối

Lúc đầu ấu trùng màu hồng, sau màu xanh phình to, trên phủ lông to, dài và có một số nốt sần lớn. Chúng ăn một loài cây Khế tàu Averrhoa bilimbi. Khi thành nhộng có màu nâu, chúng nằm cuộn trong lá được cuốn làm tổ.

Phân bố:

Việt Nam: Trung bộ và Nam bộ.

Thế giới: miền Bắc Ấn Độ đến Malaysia; Java, Sulawesi (Indonesia).

2. Bướm đuôi chim

Là loài có vùng phân bố rất rộng từ Ấn Độ, Trung Quốc qua quần đảo Sanda đến Australia và quần đảo Salomon.

Đây là một trong những loài bướm phổ biến nhất trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

3. Bướm báo hoa vàng

Phân bố từ Bắc Ấn Độ đến Mianma, Thái Lan và Đông Dương.

Bướm thường phổ biến khắp Việt Nam nhưng gặp nhiều hơn ở miền Bắc.

4. Bướm cánh bản đồ

Phân bố rất rộng từ Đông Afghanistan đến Nam Trung Quốc và Nhật Bản, phía Nam qua Mianma và Thái Lan đến Đông Dương, Sunderland và Tân Guinea.

Loài này có thể gặp khắp nơi ở Việt Nam.

5. Bướm cánh phượng kiếm

Thường gặp ở vùng rừng núi nước ta: ở bìa rừng, ven suối và nơi ẩm ướt. Khi trời nắng đẹp, bướm thường bay rập rờn trên các đỉnh cây bụi có hoa. Vào buổi trưa bướm thường tìm nơi đất ẩm ướt ven suối, vũng nước để đậu.

Phân bố:

Ở nước ta, trước kia thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam, còn ngày nay ít gặp. Đây là loài bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Thế giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước này cũng có nhiều vùng hiếm thấy.

6. Bướm cánh sọc chéo

Vùng phân bố từ Sikkim, Nam Asam qua Mianma, Đông Dương đến bán đảo Malaysia và Sumatra (Indonesia). Đây là loài phổ biến hơn ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

7. Bướm băng vàng dải cam

Vùng phân bố từ Căm-pu-chia, Thái Lan và lục địa Đông nam Châu Á. Loài này phổ biến khắp các cánh rừng ở Việt Nam.

8. Bướm cánh vàng ba chấm

Phân bố hầu như khắp vùng Đông Dương và Australia, có mặt khắp nơi ở Việt Nam.

9. Bướm cánh viền đỏ

Loài này phân bố từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc đến Sunderland và Phlippinnes. Ở Việt Nam chúng phổ biến khắp nơi.

10. Bướm cam đuôi dài

Loài này có vùng phân bố rộng từ Srilanka, Đông Ấn Độ đến Đài Loan và phía Nam đến quần đảo Sanda. Đây cũng là loài phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.

Loài bướm màu xanh xuất hiện nhiều ở New Guinea, quần đảo Solomon và Australia. Con đực thường có màu sắc rực rỡ hơn con cái.

Con bướm cánh thủy tinh này chủ yếu ở vùng Trung Mỹ và Mexico. Chúng ăn cây độc và dữ trự chất độc trong cơ thể để phòng chống kẻ thù.

Bướm cánh dài sọc vằn trở thành loài bướm biểu trưng ở Florida vào năm 1996. Chúng thường ăn phấn hoa, hút mật, và có tuổi thọ khoảng 3 tháng.

Bướm Ulysses ở Australia còn được gọi là bướm núi màu xanh. Con cái có thể được nhìn thấy từ xa nhờ màu sắc sáng rực phát ra khi chúng đập cánh.

Bướm cánh dài dido sống ở khắp Mexico và nam Amazon. Cho dù có màu sắc rực rỡ nhưng chúng hiếm khi được nhìn thấy, do sống chủ yếu ở các tầng cây trên cùng.

Bướm 89 có tên này là do hoa văn giống con số trên đôi cánh của nó. Loài bướm vùng Amazon này thường được coi là điềm may mỗi khi xuất hiện tại nhà ai đó.

Bướm áo choàng sống trải dài từ Mexico cho tới vùng Bắc Mỹ. Chúng được coi là loài bướm biểu tượng của bang Montana vào năm 2001.

Hình ảnh cận cảnh của một con bướm vàng cam giao phối với một con bướm vàng xanh, tại Khu bảo tồn quốc gia Tambopata ở Peru.

Bướm hoàng đế sống quanh vùng phía nam và trung tâm của nước Anh. Con đực thường có màu tím oai vệ và sống chủ yếu trên các tầng cây cao.

Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Thủ lĩnh Sao Thủy

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X