NHỮNG TAI NẠN TRONG GIA ĐÌNH

NHỮNG TAI NẠN
TRONG GIA ĐÌNH

1. VỚI XE TẬP ĐI

Một
đứa bé có thể chạy với xe tập đi và rơi xuống cầu thang hoặc xe tập đi có thể đổ
nhào khi nó cán phải một món đồ chơi nhỏ, một mảnh đồ nội thất, các cạnh của một
tấm thảm, một sợi dây kéo thiết bị,… Đứa trẻ cũng có thể va vào đồ nội thất sắc
cạnh hoặc té vào một đám cháy, máy sưởi hoặc lò sấy nóng… Tổng trọng lượng của
em bé cộng với tốc độ xe tập đi khi bị té xuống sàn, xuống cầu thang hay các vật
thể khác làm tăng khả năng chấn thương rất nghiêm trọng và nguy hiểm.

Chiều
cao bổ sung của xe tập đi cho phép một em bé có khả năng với tay lấy hoặc kéo
các chất lỏng nóng hay thức ăn đổ vào mình.

NHỮNG
LỜI KHUYÊN AN TOÀN CHO XE TẬP ĐI

·    Khung xe phải chắc chắn, không quá nhanh hư
hỏng, có khả năng giữ thăng bằng tốt.

·         Ghế đệm ở xe đẩy vòng tròn phải êm ái, khô
thoáng, vải không gây trầy xước, khô cứng, dễ dàng tháo ra giặt giũ.

·         Các bánh xe phải chạy tốt.

·         Nên chọn loại xe có thể điều chỉnh cao thấp
sao cho phù hợp với bé, chọn xe vừa tầm, không quá cao hoặc quá thấp với bé.

·         Các loại xe có nhiều màu sắc đẹp mắt, các thú
treo dễ thương, có nhạc cho bé sẽ giúp bé có hứng thú tập đi hơn.

·         Với xe đẩy, cần đảm bảo bánh xe có độ ma sát
với sàn, nếu xe đi quá nhanh sẽ làm bé dễ té ngã

·         Xe nên có trọng lượng vừa phải, không quá
nặng nề, góc cạnh.

·         Cần đọc kỹ các thông số kỹ thuật cùng các
khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng, chất liệu, nguồn gốc xuất xứ trước khi chọn mua
và cần chọn sản phẩm có chứng nhận chất lượng của cơ quan chức năng.

·         Cần thường xuyên chùi rửa vết bẩn, bụi bám
trên xe. Khi tập đi, bé thường hay ngậm đồ chơi trên xe nên cần vệ sinh sạch sẽ
hằng ngày

·         Cần canh chừng cẩn thận bé để tránh tai nạn
và nên kết hợp tự dắt tay bé tập đi, không ỷ lại hoàn toàn vào xe tập đi.

2. VỚI XE ĐẨY

Hiện
nay là sản phẩm thông dụng trong mọi gia đình, nhất là tại TPHCM, hầu hết cứ 10
bé đã có 8 bé sử dụng xe đẩy. Xe đẩy em bé hay còn gọi là xe đẩy trẻ em giúp
cho bé năng động hơn và giúp cho bố mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc đứa con
yêu cùa mình. Một chiếc xe đẩy em bé cho cả bạn và bé có thề đi dạo vào sáng sớm
hoặc chiều tối là một giải pháp tuyệt vời khi bé khám phá thế giới xung quanh.

Xe
đẩy được chia làm hai loại: loại hướng mặt về phí trước và loại hướng mặt về
phía sau (tức phía của cha mẹ). Hầu hết các bậc phụ huynh thường chọn loại xe
hướng mặt về phía trước, vì họ nghĩ rằng, như vậy thì các bé có thể ngắm được cảnh
quan nhiều hơn, rộng hơn.

Nhưng
những nghiên cứa gần đây cho thấy khuyên ta không nên lạm dụng xe đẩy quá nhiều
vì nó có thể cản trở sự phát triển bình thường của trẻ khiến chúng lớn lên
thành người hay lo lắng, căng thẳng, trẻ sơ sinh bị căng thẳng nhiều hơn và đôi
khi còn bị “chấn thương tâm lý” trong những chiếc xe đẩy hiện đại làm cho trẻ
không thể nhìn thấy cha mẹ. trẻ cảm thấy khó khan để nhận được sự chú ý của cha
mẹ và hiếm khi được nghe cha mẹ trò chuyện. Trong khi ở giai đoạn này các bé lại
khát khao được tương tác bằng ngôn ngữ và cảm xúc.

NHỮNG
LỜI KHUYÊN AN TOÀN CHO XE ĐẨY

·       Hãy luôn nhớ khóa dây an toàn và kiểm tra
kỹ cho trẻ.

·       Thường xuyên sử dụng phanh. Nếu bạn định dừng
xe lại, hãy dùng phanh dù bất kỳ lý do gì.

·       Khóa xe thật chặt trước khi để bé lên xe.
Khi mở hay gập xe, nên để bé cách xa một khoảng nhất định.

·       Không để trẻ ngồi trên xe đẩy quá lâu.

·       Không bao giờ đưa xe đẩy vào vận chuyển
trên thang cuốn.

·       Hãy chắc rằng tay và chân của trẻ không bị
vướng khi bạn điều chỉnh xe đẩy.

·       Nếu trẻ ngủ thiếp đi trong chiếc xe đẩy,
hãy tháo đai an toàn để bé được thoải mái, nhưng không nên để ngủ lâu trong xe,
chuyển bé sang giường nôi.

·       Không sử dụng gối hoặc chăn đệm lót vì có
thể làm cho bé nghẹt thở.

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X