TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

A-   KHÁI NIỆM VÀ GIÁ TRỊ

    Đây là loại
hình trò chơi được phát triển mạnh và đa dạng nhất, tự thân nó đã cho ra đời
nhiều kiểu chơi và không ngừng thu hút đối tượng. Nó tận dũng những trò chơi dân
gian của ông cha ta ngày trước như: đẩy gậy, bịt mắt đập niêu, ném còn, đi cà
kheo… Nó vận dụng các loại hình thi đấu thể thao ngày nay như: đá banh tình yêu,
bónh chuyền song sinh, bịt mắt bắt bóng…. Nó tận dụng các loại hình đấu trí như:
vẽ tranh siêu tưởng, đố em, hái hoa dân chủ…. Đặc biệt ngày nay trên ti –vi ta
thấy thêm các loại hình mới như: Hội Ngộ Bất Ngờ, Trò Chơi Liên Tỉnh, Nốt Nhạc
Vui, Tam Sao Thất Bảng… Và xu thế hiện nay nhiều nơi bắt đầu nghiêng về các dạng
trò chơi tổng hợp, liên hoàn một lúc chơi nhiều dạng trò chơi vừa trí tuệ, vừa
khéo léo, vừa sức lực.

I.      KHÁI NIỆM

– Đây là loại hình trò chơi hấp dẫn nhất trong các
trò chơi vì sự vui nhộn, sinh động, là một loài hình không thể thiếu trong những
lần hoạt động của các cuộc trại.

II.   GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

  1. Về mặt
giải trí:

– Đây là loại hình trò chơi hấp dẫn nhất trong các
trò chơi vì sự vui nhộn, sinh động, là một loại hình không thể thiếu trong những
lần hoạt động trại.

  2. Rèn
luyện thể lực:

– Tập cho người chơi và đòi hỏi người chơi phải có
sức khoẻ tốt, bền bĩ.

  3. Các giá
trị khác:

– Rèn luyện cho người chơi tính đoàn kết, tính kỷ
luật, tính chịu khó, tính hoà đồng.

– Rèn luyện cho người chơi tính nhanh nhạy trong
phán đoán, tính khéo léo, sáng tạo…

III. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG

  1. Công tác
chuẩn bị:

a./ Căn cứ vào đối tượng chơi:

– Số lượng:

+ Ít: chơi tuần tự từng trò chơi.

+ Nhiều: phải nhiều trò chơi ra cùng 1 lúc ( tránh
người chơi người không. Có thể chia cụm ).

“ Số lượng người chơi phải được chia thành đội nhóm.
Có thể ít nhất là 2 và nhiều nhất là 4 đội , 6 đội “

– Giới tính:

+ Nữ nhiều: thì nhẹ nhàng hơn.

+ Namnhiều: thì mạnh dạn hơn.

– Trình độ:

+ Đã từng chơi: thì cải biến nâng cao trò chơi.

+ Chưa từng chơi: thì nhẹ nhàng cơ bản.

b./ Căn cứ vào địa điểm chơi:

– Sân bãi thế nào có phù hợp với trò chơi ta dự kiến
hay không ? ( Nắng, gió, mưa, cây cỏ, người qua lại, cát, sỏi đá ….)

– Vật dụng gì sân bãi có sẵn không can chuẩn bị.

c./ Thời gian:

– Thời điểm thích hợp: ví dụ như buổi chiều gần lúc
đi tắm, hay sáng sớm, hay khi trời mát.

– Thời gian dự tính diễn ra trò chơi không nên quá
kéo dài, khoảng 1 giờ trở lại ( tránh chơi nhiều quá mất sức ).

d./ Phân công nhân sự cho Ban tổ chức:

– Ban tổ chức phải that sự khách quan, công bằng.

e./ Các vật dụng cho trò chơi vận động:

– Các vật dụng để chơi.

– Các vật dụng phục vụ: loa tay, dây giăng ….

– Các phần thưởng ( khi trò chơi kết thúc ).

f./ Luật chơi:

– Nói rõ luật chơi ( có thể chơi mẫu ). Luật càng
rõ thì càng dễ chơi và ít bị lợi dụng.

– Triển khai trước tập thể, cá nhân, tổ, nhóm, đội….

  2. Khi điều
hành trò chơi:

–  Trong lúc
chơi nếu trò chơi bị cũ thì có thể nhanh chóng nâng cao trò chơi lean để tránh
bị nhàm chán.

– Sau mỗi trò chơi phải nhắc nhở các nhóm chơi không
đúng luật.

– Nhắc nhở tập thể phải cẩn thận đối với một số trò
chơi khá nguy hiểm để tránh điều đáng tiếc.

– Tuỳ thái độ người chơi ( có gắn bó, sinh động,
hay không ) mà ta có thể thêm các trò chơi mạnh hơn, hoặc bớt đi một số trò chơi,
bớt thời gian chơi.

  3. Kết thúc:

– Người tổ chức tự rút kinh nghiệm qua mỗi lần tổ
chức trò chơi như: triển khai nhanh gọn ? rõ luật? Dễ hiểu? Các hạnh chế của trò
chơi ?

-Không ngừng sáng tạo ra trò chơi mới cho phù hợp đối
tượng. 

Người đăng: Nguyễn Thị Mỹ Phụng – Thủ lĩnh Sao Thủy (sưu tầm)

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X