KỸ NĂNG TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI

Những vấn đề TTN
quan tâm hiện nay thường là:

– Nhóm vấn đề liên
quan đến học tập: điểm, thi cử, tài liệu học tập, nghiên cứu khoa học, thư
viện, giảng đường…

– Nhóm vấn đề liên
quan đến sinh hoạt: Học bổng, học phí, ký túc xá, các hoạt động vui chơi giải
trí, các quyền lợi…

– Nhóm vấn đề về
thời sự, kinh tế – văn hoá – xã hội.

– Vấn đề giải quyết
việc làm.

2. Cách tổ chức đối
thoại:

a. Thu thập những
thắc mắc, những vấn đề mà TTN quan tâm. Có hai cách thu thập: Trực tiếp và gián
tiếp.

Thu thập trực tiếp:
Thông qua phản ánh trực tiếp của TN, các chi Đoàn, chi Hội, tổ thăm dò dư
luận…

Thu thập gián tiếp:
Thông qua thư từ khiếu nại, kiến nghị của TN hoặc qua các phương tiện truyền
thông đại chúng.

b. Phân loại các ý
kiến: Các ý kiến được phân loại theo một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề.

c. Chuyển các ý kiến
được tập hợp tới cấp uỷ, chính quyền, các phòng, ban hoặc các cơ quan, cá nhân
có liên quan để chuẩn bị nội dung đối thoại.

d. Tổ chức đối
thoại:  Sau khi có ý kiến đồng ý của cấp
uỷ, chính quyền hoặc các cơ quan liên quan, tổ chức Đoàn, Hội cần chuẩn bị tốt
các điều kiện đảm bảo cho một buổi đối thoại: Hội trường được trang trí trang
trọng, âm thanh, ánh sáng tốt. Có thể chuẩn bị thêm một số tiết mục văn nghệ.

Chương trình một
buổi đối thoại thường là:

– Tuyên bố lý do,
giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung buổi đối thoại, người đối thoại và một
số nguyên tắc khi đối thoại.

– Người đối thoại trả lời những thắc mắc, câu hỏi của TN (những vấn đề đã
được chuyển đến trước và những câu hỏi trực tiếp tại cuộc đối thoại). Người đối
thoại cần làm rõ 3 vấn đề: Sự việc mà TN nêu ra đúng hay sai?; Nguyên nhân;
Hướng giải quyết.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Quốc Trương – Sưu tầm

Chia sẻ bài viết lên:
Đóng

Ngân hàng câu hỏi thi nâng bậc năm 2024

X